Tư vấn doanh nghiệp

Probation Period

THỜI GIAN THỬ VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trong hành trình tìm kiếm công việc, thời gian thử việc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phù hợp giữa người lao động và nơi làm việc. Đây là giai đoạn quyết định, nơi mà cả ứng viên và nhà tuyển dụng có cơ hội hiểu rõ hơn về nhau, từ kỹ năng làm việc đến văn hóa tổ chức. Tuy nhiên, thời gian thử việc cũng mang theo nhiều thách thức và lo ngại, đặc biệt là đối với người lao động. Việc này đòi hỏi họ phải đối mặt với không chỉ việc chứng minh khả năng làm việc của mình mà còn là việc thích nghi với môi trường mới và quy trình làm việc không quen thuộc. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ và lưu ý đến các yếu tố quan trọng trong thời gian thử việc là điều không thể thiếu để đảm bảo một bước khởi đầu suôn sẻ và thành công trong sự nghiệp. Cùng Nacilaw tìm hiểu bài viết dưới đây:

Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật? Có thể gia hạn thời gian thử việc?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian thử việc sẽ do hai bên thoả thuận và căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo các Điều kiện dưới đây:

- Thời gian thử việc không được quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng;

- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc cần trình chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.

Bên cạnh đó, Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định chi tiết về việc người sử dụng lao động có thể gia hạn thời gian thử việc, cụ thể:

- Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động;

- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc; hoặc

- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc;

- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, theo nguyên tắc thì người sử dụng lao động chỉ được phép thử việc một lần với một công việc và không được phép gia hạn thêm. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động ngay, ngược lại thì phải chấm dứt hợp đồng thử việc và từ chối giao kết hợp đồng.

Do đó, trong trường hợp người sử dụng lao động thực hiện việc gia hạn thời gian thử việc quá một lần đối với một công việc thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ – CP với mức phạt là từ 2.000.000 đến 5.000.000 VNĐ (theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt bằng 02 lần là từ 4.000.000 – 10.000.000 VNĐ).

DO THANH LONG

Legal Consultant

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button