Tư vấn đầu tư

Pexels Pixabay 264636

ĐIỀU KIỆN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHI THỰC HIỆP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ HÀNG HOÁ

Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh đến các thị trường mới, trong đó có thị trường Việt Nam với tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, để thực hiện lập cơ sở bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể nhà đầu tư nước ngoài khi lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Hãy cùng Nacilaw tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới:

Cơ sở bán lẻ là gì?

Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.

Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.

Về Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

Điều kiện để được cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ?

Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh:

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Lưu ý: Tường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

  • Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau: Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
  • Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Điều kiện để được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:

  • Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:

+ Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

  • Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất:

+ Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện như cơ sở bán lẻ thứ nhất;

+ Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

  • Đáp ứng các điều kiện như cơ sở bán lẻ thứ nhất;
  • Đáp ứng tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế như: (i) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; (ii) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; (iii) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; (iv) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; (v) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý.

LE PHAT DAT

(Legal Consultant)

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button