Tin tức

[shtt] thu tuc dang ky bao ho nhan hieu tap the 2023

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ 2023

Bên cạnh nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể cũng là một đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Với đặc điểm riêng biệt, điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này cũng đặt ra những yêu cầu rất riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng những thông tin cần thiết.

1. Nhãn hiệu tập thể là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và 2019 đã đưa ra khái niệm như sau: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.” Như vậy, khác với nhãn hiệu thông thường, Nhãn hiệu tập thể được sử dụng bởi các tổ chức, cá nhân là thành viên của tổ chức sở hữu Nhãn hiệu tập thể đó để gắn lên hàng hóa, dịch vụ nhằm phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. 

2. Điều kiện đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể

Như đã thể hiện trong khái niệm, Nhãn hiệu tập thể cũng có chức năng nhãn hiệu, tức phải có khả năng phân biệt. Do đó, Nhãn hiệu tập thể phải đáp ứng điều kiện chung đối với nhãn hiệu được quy định tại Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022. Đó là:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

3. Quyền đăng ký Nhãn hiệu tập thể

Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định: “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể

4.1. Tài liệu tối thiểu

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu

- Mẫu nhãn hiệu

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trong đó, bao gồm những nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù)

- Danh sách cá nhân/tổ chức sử dụng nhãn hiệu tập thể

- Tài liệu thể hiện quyền đăng ký

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương

- Chứng từ nộp phí, lệ phí

4.2. Tài liệu khác:

- Giấy ủy quyền cho NACILAW thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

- Tài liệu khác (nếu có)

5. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp đơn đăng ký

Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể có thể được nộp thông qua các cách thức sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hoặc tại Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt nam ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Cách 2: Nộp thông qua NACILAW là Đại diện Sở hữu Công Nghiệp

Cách 3: Nộp thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Cách 4: Nộp thông qua dịch vụ bưu điện đến các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 2: Thủ tục xử lý

a) Thẩm định hình thức

Sau khi đơn được nộp, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức trong 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

b) Công bố đơn

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

c) Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký tiếp tục bước vào giai đoạn thẩm định nội dung trong thời gian từ 09-12 tháng. Thời hạn này trên thực tế có thể kéo dài, phụ thuộc vào tình trạng thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ.

d) Thông báo kết quả thẩm định nội dung

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo bằng văn bản về việc đơn đăng ký đáp ứng hay không đáp ứng điều kiện bảo hộ. Trường hợp đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng, nếu không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra công văn kết quả thẩm định nội dung, theo đó, Chủ đơn có thời hạn là 03 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ký công văn kết quả thẩm định nội dung để tiến hành phúc đáp bằng văn bản tới Cục Sở hữu trí tuệ về kết quả này.

e) Cấp Văn bằng bảo hộ

Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện bảo hộ, Chủ đơn tiến hành nộp phí/lệ phí được quy định trong thông báo dự định cấp văn bằng. Sau 02-03 tháng kể từ ngày nộp phí/lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ.

Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể theo quy định hiện hành. Nếu Quý Khách hàng có nhu cầu bảo hộ Nhãn hiệu tập thể, xin vui lòng liên hệ NACILAW để được hỗ trợ tốt nhất.

Thảo Đào

Legal Consultant

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button