Tư vấn đầu tư

68d4c8a9915f876e7b7ba22121f1a42e

THỦ TỤC XIN GIẤY XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Hiện nay, nhiều giải pháp đang được Nhà nước đề ra nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, nhiều chính sách ưu đãi sẽ được áp dụng cho những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc đối tượng được nhận ưu đãi theo quy định pháp luật. Để có thể xin Giấy xác nhận ưu đãi, các doanh nghiệp cần lưu ý các quy định pháp luật, cụ thể như sau:

  1. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là gì?

Theo Điều 3 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hỗ trợ được hiểu là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ là dự án đầu tư tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp này khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi nhất định.

  1. Đối tượng và các chính sách ưu đãi về công nghiệp hỗ trợ:
  • Đối tượng ưu đãi

Các doanh nghiệp thực hiện các dự án sau đây sẽ thuộc đối tượng nhận ưu đãi: Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, bao gồm:Dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

  •  Các chính sách ưu đãi:
  • Các ưu đãi chung:
  • Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Ưu đãi về tín dụng:
  • Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục ưu tiên phát triển được vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước;
  • Được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mức lãi suất cho vay theo trần lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.
  • Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng: Doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được lựa chọn kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo năm, khai tạm tính theo quý.
  • Ưu đãi về Bảo vệ môi trường: Được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của Dự án.
  • Ưu đãi cho Ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Ngoài các ưu đãi chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển còn được hưởng các ưu đãi sau:

  • Tín dụng đầu tư: Được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật;
  • Tiền thuê đất, mặt nước: Được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Ưu đãi đối với Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Ngoài các ưu đãi chung còn được hưởng các ưu đãi đầu tư theo địa bàn.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, các doanh nghiệp này sẽ được hưởng chính sách ưu đãi nhất định như trên. Để được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin xác nhận ưu đãi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Thủ tục xin xác nhận ưu đãi:
  • Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bản chính và 05 bộ hồ sơ bản sao gồm các tài liệu theo quy định pháp luật. Hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký xin ưu đãi.
  • Thành phần hồ sơ:

+  Văn bản đề nghị xác nhận ưu đãi;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản thuyết minh dự án theo tại Thông tư 55/2015/TT-BTC;

+  Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động);

+ Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.

  • Nộp hồ sơ:
  • Đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi thực hiện dự án hoặc tại Bộ Công Thương.
  • Đối với các doanh nghiệp thuộc trường hợp khác: Nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương.
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định nội dung hồ sơ và có thể kiểm tra thực tế tại cơ sở nếu cần thiết trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc.
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra văn bản thông báo kết quả xác nhận ưu đãi chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày làm việc.

LE PHAT DAT

(Legal Consultant)

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button