Tin tức

Mien

Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

Myanmar là một quốc gia phát triển về nền kinh tế, tuy nhiên pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn chưa thực sự phát triển. Để phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành xác lập quyền đối với nhãn hiệu và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ Myanmar đã có sự nỗ lực lớn trong việc thay đổi đối với quy định pháp luật về nhãn hiệu nước sở tại và sẽ có hiệu lực pháp lý từ năm 2020. Bạn đọc cùng Naci Law điểm qua một vài điểm mới dưới đây:

Thứ nhất, thay vì áp dụng nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu là “Sử dụng đầu tiên” trước đây, Myanmar đã thay đổi và sẽ áp dụng nguyên tắc “Nộp đơn đầu tiên” từ năm 2020. Theo đó, cơ chế áp dụng giống như pháp luật Việt Nam hiện tại, đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn đầu tiên trong số các đơn trùng, tương tự nhau sẽ được ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, Cục Sở hữu trí tuệ - trực thuộc Bộ Thương mại Myanmar sẽ được thành lập. Đây là cơ quan phụ trách quản lý nhà nước về đơn đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar, có chức năng tương tự như Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Thứ ba, việc thực thi quy định pháp luật mới sẽ được tiến hành 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này được thực hiện trong vòng 06 tháng, bắt đầu từ 02/01/2020 với tên gọi “soft opening”; dự kiến kết thúc 02/07/2019.

Ở giai đoạn này, chủ sở hữu đang sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Myanmar phải nộp lại đơn đăng ký; đồng thời các đơn đăng ký trước 31/12/2019 có thể “đăng ký lại” đơn trong giai đoạn này.

Trong 06 tháng này, hệ thống sẽ không tiếp nhận các đơn đăng ký nhãn hiệu mới. Điều này đồng nghĩa với việc các đơn đăng ký nhãn hiệu chưa được đăng ký trước 31/12/2019 sẽ chỉ được tiếp nhận khi thời hạn “soft opening” kết thúc.

Đây cũng là một lợi thế đối với tổ chức, cá nhân đã đăng ký trước 31/12/2019 và chưa sử dụng nhãn hiệu tại Myanmar khi mà Myanmar thay đổi nguyên tắc xác lập quyền là nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” và được áp dụng từ 2020.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ 02/07/2020 và sẽ áp dụng chính thức đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mới.

Để đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar, người nộp đơn cần nộp trực tiếp tại Cơ quan SHTT của Myanmar.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ chỉ định;
  • Giấy ủy quyền (công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự).

Tài liệu bổ sung nếu có yêu cầu liên quan:

  • Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; chứng cứ/tuyên bố sử dụng đính kèm.
  • GCN đăng ký nhãn hiệu/Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bản gốc;

Lưu ý: Nếu người nộp đơn là tổ chức được thành lập hợp pháp, phải đề cập đến số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, loại hình pháp lý và quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Naci Law để được hỗ trợ tư vấn.

Email: info@nacilaw.com

Hotline: 0978938505 - Luật sư: Đặng Quý Tiên.

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button