Trong quá trình toàn cầu hóa ngày càng mở cửa cơ hội và thách thức, việc xem xét và thực hiện các quyết định dân sự từ các toà án nước ngoài trở thành một khía cạnh quan trọng của hệ thống pháp lý Việt Nam.
Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của toà án nước ngoài phát sinh từ một loạt tình huống, từ việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế cho đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình công nhận và thi hành bản án hoặc quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi tuân theo các điều kiện và quy định cụ thể. Vậy điều kiện để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Bản án, Quyết định của toà án nước ngoài được quy định như thế nào? Hãy cũng Nacilaw tìm hiểu thông qua bài viết này
Điều kiện về điều ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành
- Trường hợp Bản án/Quyết định của Quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế trong đó có Việt Nam tham gia thực hiện theo điều ước quốc tế đã tham gia.
- Trường hợp Bản án/Quyết định của Quốc gia chưa là thành viên của điều ước quốc tế trong đó có Việt Nam tham gia: Theo quy định tại điểm b Khoản 1 điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự, trường hợp giữa Việt Nam và Bản án/Quyết định của Quốc gia chưa là thành viên của điều ước quốc tế thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại, cụ thể như sau:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật tương trợ tư pháp việc thực hiện nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam và phải phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể từ chối khi có căn cứ phía Quốc gia yêu cầu đã không tương trợ tư pháp Việt Nam;
- Về nguyên tắc có đi có lại thuộc trách nhiệm của Bộ ngoại giao Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan theo điều 66 Luật hỗ trợ tư pháp 2007
- Ngoài ra theo Điều 22 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT/BTP-BNG thì Bộ Tư Pháp phải có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại Giao xác định tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
Điều kiện thực hiện:
- Quyền được yêu cầu: Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu được công nhận.
- Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án của tòa nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
- Thẩm quyền công nhận: Thuộc về tòa án nhân dân tỉnh (theo quy định khoản 5 Điều 27, điểm b Khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Hoặc có thể nộp trực tiếp tại Bộ Tư Pháp, Bộ Tư Pháp có trách nhiệm chuyển đơn và tài liệu về cho tòa có thẩm quyền phụ trách.
Ngoài ra, để được công nhận và cho thi hành bản án, quyết định thì Toà án sẽ thực hiện xem xét và đánh giá ở các khía cạnh như:
- Các Bản án, quyết định phải tôn trọng pháp luật của Việt Nam và không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia.
- Đảm bảo về tính công bằng như: Không vi phạm các quyền cơ bản của công dân hông phản đối trái với nền pháp lý của Việt Nam.
LE PHAT DAT
Legal Consultant