Tin tức

Picture12

Nhãn hiệu âm thanh

Từ ngày 14 tháng 01 năm 2019, Hiệp định CPTPP – Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Sự tham gia này của Việt Nam đem đến hàng loạt các cơ hội lớn về xuất, nhập khẩu (giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các hàng hóa từ Việt Nam), về việc làm và cải thiện hơn nữa thu nhập, … Nhưng đi kèm với đó không thể kể đến thách thức lớn đặc biệt là về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thể chế.

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ nằm trong nhóm nghĩa vụ được tạm hoãn thi hành do có các quy định khác biệt mà Việt Nam đang tạm hoãn thi hành. Sự khác biệt này được thể hiện rõ nét khi ghi nhận các nhãn hiệu phi truyền thống như nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi. Trong bài viết này chúng tôi xin được giới thiệu cụ thể hơn về nhãn hiệu âm thanh (sound trademark):

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại cụ thể tại khoản 16 điều 4 Luật SHTT thì nhãn hiệu được hiểu “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” và tại điều 72 Luật SHTT thì nhãn hiệu phải “Là dấu hiệu nhìn thấy được…”. Khi đó, những dấu hiệu không nhìn thấy được không được coi là nhãn hiệu. Điều này khác biệt hoàn toàn với quy định của hiệp định CPTPP tại Điều 18.18: “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu.” Như vậy, thể chế Việt Nam chưa ghi nhận nhãn hiệu âm thanh là một loại nhãn hiệu nhưng trong một tương lai gần sẽ có sự thay đổi của pháp luật để phù hợp với Hiệp định CPTPP.

Hiện nay, nhãn hiệu âm thanh đã được công nhận tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Peru, Australia, Canada, Singapore,... Chúng ta có thể nhớ đến âm thanh “tiếng sư tử gầm” quen thuộc của hãng phim Metro Goldwyn Meyer (MGM) hay “tiếng rít tạo ra do ma sát ngón tay trên dụng cụ rửa chén bát” của Unilever do cơ quan Nhãn hiệu New Zealand cấp bảo hộ cho sản phẩm nước rửa chén bát. Theo định nghĩa nhãn hiệu âm thanh của pháp luật Hoa Kỳ thì nhãn hiệu âm thanh có thể là một đoạn âm thanh hoặc sự kết hợp của các âm thanh khác nhau như nhạc cụ, giọng nói, tiếng kêu từ động vật hay đò vật,… để một người có hiểu biết trung bình có thể nhận biết và ghi nhớ.

Theo đó, một dấu hiệu âm thanh chỉ tạo từ một hay hai nốt nhạc, hay các âm thanh mô tả lĩnh vực, tính năng, tác dụng hay chất lượng của sản phẩm/dịch vụ liên quan thường không được chấp nhận bảo hộ. Ví dụ tiêu biểu như tiếng động cơ của hãng xe phân khối lớn Harley-Davidson không đăng ký được khi bị cho rằng tiếng động cơ này không có gì đặc biệt và mang tính chất mô tả cho động cơ. Hơn nữa, một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh hay một tập hợp nốt nhạc quá dài kể cả khi chúng quá quen với công chúng nhưng không có nghĩa chúng có đủ khả năng phân biệt để được chấp nhận làm nhãn hiệu.

Để nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ thì chúng cũng phải đáp ứng các điều kiện tương tự như bảo hộ nhãn hiệu truyền thống đó là có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác. Khi tiến hành đăng ký cũng cần lưu ý về mẫu âm thanh phải được lưu trong đĩa CD hoặc các thiết bị ghi âm khác.

NACI LAW

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại:  +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button