Tin tức

Aava

Nhãn hiệu xúc giác

Nhãn hiệu thường được người tiêu dùng biết đến thông qua những hình ảnh quảng cáo, bao bì sản phẩm, hay được nghe nói đến, … và những điều đó đều được nhận biết qua hai giác quan chính là thính giác và thị giác. Vậy các giác quan khác như xúc giác liệu có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu?

Hiện nay trên thế giới đã có Mỹ ghi nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu xúc giác, có thể kể đến các nhãn hiệu như “bề mặt thủy tinh nứt của chai rượu whishkey Old Parr” hay “chai rượu vang có một lớp nhung phủ trên bề mặt chai rượu”.

Theo quy định của pháp luật Mỹ, nhãn hiệu xúc giác (tough marks) được hiểu là nhãn hiệu có khả năng phân biệt dựa trên cảm nhận bằng việc chạm, sờ vào sản phẩm ví dụ như kết cấu cụ thể hoặc đường vân cụ thể để có thể phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối với một số sản phẩm khách hàng thường chỉ quyết định mua khi “chạm” được vào chúng, ví như mặt hàng thời trang, 1 số đồ công nghệ,… Chạm vào sản phẩm cho bạn cảm nhận về chất liệu, chất lượng và bộ bền của chúng, trên hết là cảm nhận “thật” đối với sản phẩm.

Thực tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xúc giác cũng gặp một vài khó khăn do nhãn hiệu xúc giác chưa được thể hiện bằng những hình thức rõ ràng, chính xác, độc lập hoàn chỉnh, để dễ tiếp xúc, dễ hiểu, ổn định lâu dài và nhiều khi không có khả năng phân biệt. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến yếu tố chức năng, nếu dấu hiệu xúc giác đó có ảnh hưởng tới giá thành, chất lượng hoặc có một chức năng nào đó đối với sản phẩm thì nhãn hiệu xúc giác đó cũng không được coi là nhãn hiệu.

Trong số các loại nhãn hiệu phi truyền thống được phân loại theo WIPO, Việt Nam hiện nay mới chỉ bảo hộ nhãn hiệu ba chiều, nhãn hiệu màu sắc kết hợp, còn các loại nhãn hiệu khác, đặc biệt là nhãn hiệu không nhận biết bằng thị giác chưa được chấp nhận bảo hộ. Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta vẫn luôn hi vọng sẽ sớm thấy các nhãn hiệu phi truyền thống được bảo hộ tại Việt Nam trong tương lai không xa.

NACI LAW

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại:  +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button