Vấn đề: Quy định về xử lý đình công không đúng trình tự và bất hợp pháp trong Bộ luật lao động 2019?
Trao đổi:
*. Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục:
Cụ thể, theo Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về lao động, phối hợp với công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, cụ thể:
– Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó theo quy định của pháp luật.
– Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Bộ luật này.
Như vậy, so với nội dung hiện hành tại Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm các phương án giải quyết cụ thể nhằm xử lý những cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục.
*. Sửa đổi, bổ sung các trường hợp đình công bất hợp pháp:
Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp đình công bất hợp pháp so với Bộ luật Lao động 2012 là:
+ Cuộc đình công vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công; + Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công;
+ Không thuộc trường hợp được đình công theo quy định tại Điều 199 của Bộ luật này: hòa giải không thành hoặc hết thời gian hòa giải; trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập những không đưa ra quyết định giải quyết.
Đồng thời, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã bỏ các trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định trước đó tại Bộ luật Lao động 2012, cụ thể:
– Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
– Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công;
– Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động.
St: Quang Dương
Naci Law với đội ngũ Luật sư giỏi, nhiệt huyết và có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ cử luật sư tham gia tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng cũng như đưa ra các giải pháp pháp lý để dự phòng rủi ro.
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư:
Điện thoại 09789 38 505
Email: info@nacilaw.com – congtyluat.vn – nacilaw.com
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.