Tin tức

Sach

Quyền tác giả đối với sách

Sách là một đối tượng đăng ký bản quyền tác giả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009; 2019, cụ thể: “Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

  1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
  2. a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác”

Vì vậy các cá nhân, chủ sở hữu sáng tạo/sở hữu sách thì nên tiến hành đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả để bảo hộ quyền SHTT cho chính mình; tránh trường hợp bên khác thực hiện hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của mình.

Cũng giống như các đối tượng khác, tác giả - đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có tất cả những quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật SHTT, bao gồm:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  1. Đặt tên cho tác phẩm;
  2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trường hợp tác giả là người được giao nhiệm vụ bởi tổ chức/cá nhân nơi tác giả thuộc tổ chức đó hoặc được giao kết hợp đồng thì quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (tại khoản 3 Điều 19) sẽ thuộc về chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có những quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT bao gồm:

  1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
  2. a) Làm tác phẩm phái sinh;
  3. b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  4. c) Sao chép tác phẩm;
  5. d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  6. đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
  7. e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền này và và quyền công bố tác phẩm/ cho phéo người khác công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Để tiến hành đăng ký bản quyền sách, tác giả/chủ sở hữu cần cung cấp bộ hồ sơ bao gồm:

  • 02 bản tác phẩm sách;
  • Thông tin tác giả;
  • Thông tin chủ sở hữu;
  • Quyết định giao nhiệm vụ/Hợp đồng thuê sáng tạo (nếu có);
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Giấy cam đoan sáng tạo.

Đăng ký bản quyền sách được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả trong thời gian từ 20 – 25 ngày làm việc.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Naci Law để được hỗ trợ tư vấn.

Email: info@nacilaw.com

Hotline: 0978938505 - Luật sư: Đặng Quý Tiên

 

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button