Tư vấn đầu tư

Sáp Nhập

SÁP NHẬP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong quá trình thực hiện các dự án vì một số kế hoạch mà nhà đầu tư có thể sáp nhập dự án đầu tư, vì một số lý do như kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính hay vận hành không hiệu quả mà nhà đầu tư cần sáp nhập bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp vào dự án nhận sáp nhập để đảm bảo tạo điều kiện vận hành hiệu quả các dự án. Vậy sáp nhập dự án được hiểu như thế nào? Để sáp nhập dự án cần đáp ứng điều kiện và quy trình thực hiện như thế nào? Naci Law xin tư vấn cụ thể qua bài viết bên dưới.

1. Căn cứ pháp lý:

– Biểu cam kết WTO;

– Luật đầu tư 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

– Luật kinh doanh bất động sản 2014;

– Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản;

– Luật đất đai 2013.

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp;

2. Sáp nhập dự án được hiểu như thế nào?

Pháp luật hiện tại chưa có bất kỳ định nghĩa trực tiếp như thế nào là sáp nhập dự án, tuy nhiên theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 50 Nghị định 31/2021NĐ-CP thì nhà đầu tư có quyền sáp nhập một hoặc một số dự án đầu tư của nhà đầu tư đó (dự án được sáp nhập) vào một dự án đầu tư của nhà đầu tư đó (dự án nhận sáp nhập).

Do đó có thể hiểu, sáp nhập dự án là hình thức một nhà đầu tư hiện đang thực hiện các dự án đầu tư khác nhau tiến hành việc sáp nhập các dự án đầu tư đó thành một dự nhất định, sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập dự án đầu tư.

Đối với trường hợp sáp nhập một hoặc nhiều dự án thuộc các nhà đầu tư khác nhau vào cùng một dự án, nhà đầu tư có thể thực hiện sáp nhập các tổ chức kinh tế (nhà đầu tư) thực hiện dự án để tiến hành điều chỉnh dự án.

3. Điều kiện để thực hiện sáp nhập dự án?

Để chuyển sáp nhập dự án cần xem xét về các điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, điều kiện đầu tư kinh doanh và điều kiện khác theo quy định của pháp luật;

Nhà đầu tư không được thay đổi các điều kiện tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện việc sáp nhập dự án đầu tư;

Ngoài ra đối với trường hợp sáp nhật một hoặc nhiều dự án của các nhà đầu tư khác nhau cần phải lưu ý các điều kiện như:

– Dự án không bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp như: Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp; Hết thời hạn thực hiện dự án hoặc đối với các trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt;

– Điều kiện về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư đối với mục tiêu thực hiện dự án;

Đảm bảo an ninh quốc phòng;

– Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển;

– Ngoài ra đối với các dự án bất động sản cần phải đáp ứng các điều kiện như: không có quyết định thu hồi đất, nhà đầu tư nhận sáp nhập phải có chức năng kinh doanh bất động sản, năng lực tài chính và một số điều kiện khác theo quy định pháp luật về đất đai.

4. Quy trình thực hiện sáp nhập các dự án đầu tư của cùng một nhà đầu tư?

4.1. Hồ sơ chuẩn bị thực hiện việc sáp nhập dự án, bao gồm:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh thực hiện dự án;

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm sáp nhập;

– Quyết định của nhà đầu tư về việc sáp nhập;

– Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý nhà đầu tư;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Văn bản giải trình liên quan đến các nội dung điều chính sáp nhập.

4.2. Quy trình thực hiện:

Nhà đầu tư tiến hành nộp điều chỉnh gồm 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch –Đầu tư hoặc 04 bộ cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ Cơ quan đăng ký đầu tư .

Cơ quan quản lý đầu tư sẽ xem xét về các điều kiện sáp nhập để thực hiện chấp thuận việc điều chỉnh dự án đầu tư. Sau khi có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.

Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương thời hạn điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

5. Quy trình thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sáp nhập các tổ chức kinh tế?

Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở sáp nhập tổ chức kinh tế (tổ chức lại) được kế thừa và tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đối với dự án đầu tư mà tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đã thực hiện trước khi tổ chức lại theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan.

5.1. Hồ sơ chuẩn bị thực hiện việc sáp nhập, bao gồm:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh thực hiện dự án;

– Quyết định của nhà đầu tư bị tổ chức lại về việc sáp nhập/tổ chức lại, bao gồm cả nội dung về: xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư;

– Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế sau khi được tổ chức lại;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Văn bản giải trình liên quan đến các nội dung điều chỉnh sáp nhập/tổ chức lại.

5.2. Quy trình thực hiện:

Nhà đầu tư thực hiện tương tự quy trình sáp nhập dự án nhập các dự án đầu tư của cùng một nhà đầu tư, trong đó thay hồ sơ bằng các văn bản đã được trình bày ở trên.

LE PHAT DAT

(Legal Consultant)

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button