Nhãn hiệu là thuật ngữ đều dùng để chỉ chung là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa với dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhãn hiệu lại có thể phân chia thành nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng. Vậy, nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng có khác nhau không? Phân biệt nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng như thế nào?
Dưới đây là các tiêu chí đánh giá để có thể phân biệt được nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng:
Đầu tiên, về khái niệm:
- Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
- Nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Khoản 20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”
Thứ hai, về căn cứ xác lập:
- Nhãn hiệu thông thường: Phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (được xác lập trên cơ sở sử dụng)
Thứ ba, về điều kiện bảo hộ:
- Nhãn hiệu thông thường:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
+ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
- Nhãn hiệu nổi tiếng:
+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo
+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành
+ Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp
+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
+ Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu
+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng
+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu
Thứ tư, về thời hạn bảo hộ:
- Nhãn hiệu thông thường: Có hiệu lực mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần là mười năm
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Vô thời hạn (vì nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ là khi nhãn hiệu này không còn đáp úng được các tiêu chí đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng)
Thứ năm, về phạm vi bảo hộ:
+ Nhãn hiệu thông thường: Hành vi xâm phạm cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhưng cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng: Hành vi xâm phạm cho cả hàng hóa, dịch vụ khác loại. Được quy định cụ thể tại Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng”
Như đã nêu ở trên thì có thể thấy nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá bảo hộ theo những tiêu chí cụ thể như sau:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành
- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng
- Chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu
Để một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, đòi hỏi chủ nhãn hiệu phải mất hàng chục năm dày công xây dựng. Đây không chỉ đơn thuần là nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu mà trong nhiều trường hợp đó còn là phần di sản và gắn liền với tên tuổi của quốc gia (như HONDA của Nhật Bản, SAMSUNG của Hàn Quốc,…). Cũng do vậy, Luật Sở hữu trí tuệ dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng mức độ bảo hộ rất cao. Cụ thể, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường và bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại. Ví dụ, SAMSUNG là một nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy, tất các các sản phẩm mang nhãn hiệu SAMSUNG đều được bảo hộ cho dù không cùng loại như điện thoại di động, điều hòa nhiệt độ,…
Nhãn hiệu nổi tiếng là được công nhận và biết đến rộng rãi bởi nhiều người trong phạm vi rộng lớn, do đó nhãn hiệu nổi tiếng được tự động bảo hộ mà không cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nói cách khác, nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận bởi chính người tiêu dùng trên thị trường mà không cần thông qua thủ tục đăng ký để được công nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do có sự khác biệt cơ bản với nhãn hiệu thông thường, bởi vậy nhãn hiệu nổi tiếng cũng có thời hạn bảo hộ riêng. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.