Tin tức

Nri Share Transfer And Purchase

Thủ tục chuyển Vốn Đầu tư ra nước ngoài

Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích mở rộng thị trường, tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, thu hút nguồn ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Để triển khai hoạt động đầu tư dự án, nhà đầu tư cần phải chuyển vốn ra nước ngoài. Theo quy định của Luật Đầu tư Việt Nam thì nhà đầu tư có quyền chuyển vốn ra nước ngoài tại 2 thời điểm: Trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để đáp ứng chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài, nhằm thực hiện một số hoạt động nghiên cứu thị trường và chuẩn bị trước cho dự án, cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định đầu tư ra nước ngoài; và sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép và có tài khoản vốn.

Nguyên tắc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

– Nhà đầu tư được phép chuyển ngoại tệ và Đồng Việt Nam trong trường hợp nước tiếp nhận đầu tư đã ký kết với Việt Nam hiệp định song phương hoặc đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền;

– Việc chuyển ngoại tệ, máy móc, thiết bị ra nước ngoài cần tuân theo quy định pháp luật về ngoại hối, xuất khẩu, hải quan, công nghệ tương ứng;

– Hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư và không được vượt quá 300.000 USD;

– Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải thông qua 01 tài khoản ngoại tệ trước đầu tư ở tại 01 tổ chức tín dụng được cấp phép. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tài khoản trước đầu tư sẽ trở thành tài khoản vốn. Mỗi dự án chỉ được lập 01 tài khoản vốn;

– Tổng số tiền chuyển ra nước ngoài trước và sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không được vượt quá tổng vốn đầu tư bằng tiền theo như đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu có nhiều nhà đầu tư thì việc chuyển lượng tiền của mỗi nhà đầu tư cũng giống như quy định trên;

– Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm sử dụng số vốn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo đúng mục đích và quy định pháp luật về đầu tư.

Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối (01 bản) nộp tại Ngân hàng Nhà nước

– Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối theo mẫu;

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực kèm bản chính của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

– Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư;

– Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng mở tài khoản vốn đầu tư;

– Bản chính văn bản xác nhận số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện một số hoạt động nghiên cứu thị trường và chuẩn bị đầu tư;

– Trong trường hợp chuyển vốn ra nước ngoài bằng tiền Việt Nam thì phải giải trình;

– Giấy ủy quyền cho Naci Law thực hiện hoạt động giúp khách hàng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Naci Law về thủ tục chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Để được tư vấn, giải đáp pháp luật và môi trường đầu tư tại Việt Nam vui lòng liên hệ:

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button