Thành lập công ty là một trong những thủ tục đầu tiên, đặt nền móng cho một kế hoạch kinh doanh dài hạn và phát triền sau này của một cá nhân hoặc một nhóm người cùng góp vốn kinh doanh. Vậy doanh nhân cần chuẩn bị những gì và thủ tục như thế nào?
Có thể thấy rằng, việc thành lập công ty hiện nay được pháp luật doanh nghiệp quy định rất rõ ràng và mang tính hỗ trợ ban đầu. Cá nhân, nhóm người có nhu cầu thành lập công ty có thể tự mình thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho một đơn vị tư vấn thực hiện thay. Thủ tục thông thường sẽ bao gồm 4 bước như sau:
- Xác định thông tin thành lập công ty
Khách hàng lựa chọn mô hình công ty, các thông tin về công ty, bao gồm: tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở, ngành nghề, vốn và thông tin về người đại diện theo pháp luật.
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông công ty (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh);
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông;
- Giấy ủy quyền (trường hợp thuê đơn vị tư vấn thực hiện thủ tục).
Hồ sơ nộp qua mạng sẽ được xử lý trong vòng 03 ngày làm việc
- Khắc dấu và công bố mẫu dấu công ty
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực hiện khắc dấu pháp nhân và công bố mẫu con dấu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Các thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải treo biển tại trụ sở công ty, mua chữ ký số, kê khai và nộp lệ phí môn bài.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của NACI LAW. Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thủ tục thành lập công ty, xin vui lòng liên hệ Naci Law để được tư vấn chi tiết! (Hotline: 0978938505)
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.