Tin tức

Picture2

Xử phạt xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng. Nó là hình dáng bên ngoài sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Hiện nay, việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp còn tồn tại phổ biến nhiều vi phạm nhằm mục đích trục lợi.

Theo quy định tại Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

  1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”

 

Để xem xét một hành vi có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp hay không, chủ thể quyền cần lưu ý xác định đầy đủ căn cứ xác định hành vi phâm phạm quyền và các yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

 

Tổ chức, các nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong đó, biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến vì quy trình giải quyết đơn giản và nhanh chóng nhất. Đối với biện pháp hành chính, hành vi phâm xạm có thể bị xử phạt theo các hình thức sau:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Các hình thức xử phạt bổ sung;
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác như tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi tiết được quy định tại nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Trước mức độ xâm phạm ngày càng phổ biến, gây ra những thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu, việc bảo hộ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và các quyền Sở hữu công nghiệp khác là điều kiện thiết yếu. Mỗi cá nhân, tổ chức cần có những kiến thức về SHTT để có thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như tránh những tranh chấp pháp lý có thể xảy ra.

NACI LAW

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại:  +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button