Tin tức

A3

BẢN DỊCH TÁC PHẨM VIẾT CÓ THỂ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN ĐƯỢC KHÔNG?

Theo điều khoản 8 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, sửa đổi bổ sung năm 2019, sửa đổi bổ sung năm 2022 (sau đây xin được gọi là Luật SHTT), tác phẩm “được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác” được hiểu là tác phẩm phái sinh. Vì vậy tác phẩm dịch ra ngôn ngữ khác của tác phẩm gốc một cách sát nghĩa, không diễn đạt sai nội dung dựa trên nội dung của tác phẩm gốc chính là một loại hình tác phẩm phái sinh, do đó có thể đăng ký quyền tác giả tuy nhiên cần đáp ứng các điều kiện sau:

Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh phát sinh ngay khi tác phẩm dịch được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Khi dịch tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt thì không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ để hưởng quyền tác giả.  Tuy nhiên để đảm bảo việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phái sinh nên đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm phái sinh bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả tác phẩm phái sinh;
  • 02 bản in tác phẩm và 01 bản điện tử;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button