Hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái đang được sản xuất và lưu thông một cách ồ ạt đã gây ra nhiều sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy để sản xuất và bảo hộ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao vị trí doanh nghiệp NaciLaw khuyến nghị các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tiến hành lựa chọn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình. Vậy quy trình, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào? Dưới đây là một số quy định cơ bản về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
1. Kiểu dáng công nghiệp
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
- Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
2. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Các khoản phí, lệ phí phải trả liên quan đến đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn
- Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp
- Phí thẩm định đơn
- Phí công bố đơn
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
3. Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
- 2 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành
- 1 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp đáp ứng quy trình tại điểm 33.5 thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp gồm các nội dung sau:
+ Tên kiểu dáng công nghiệp;
+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. - 04 bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Các tài liệu khác (nếu có):
+ Giấy uỷ quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
+ Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể được tiếp nhận bằng những cách sau đây:
- Cách 1: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ của bưu điện đến các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Cách 2: Nộp đơn trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến.
- Cách 3: Nộp đơn thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp.
Bước 2: Thủ tục xử lý hồ sơ
a) Thẩm định hình thức:
- Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận tài liệu bổ sung.
b) Công bố đơn:
- Trong 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận hợp lệ.
c) Thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ, việc thẩm định nội dung để đưa ra kết luận về việc đối tượng yêu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng hay không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ quy định tại điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ.
d) Thông báo cấp/dự tính từ chối cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và ghi rõ lý do.
đ) Nộp phí/lệ phí cấp văn bằng: Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trong thời gian 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Trên đây là các thông tin cơ bản có liên quan đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về thủ tục, báo giá cho các dịch vụ liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, xin vui lòng liên hệ với NaciLaw để được hỗ trợ nhanh nhất
PHAM THI THUY LINH
Legal Consultant