Tin tức

Ten Thuong Hieu

Các biện pháp dân sự được sử dụng trong tranh chấp Tên thương hiệu

Hiện nay, nhận thức của cá nhân, doanh nghiệp về quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ ngày càng tăng. Chính vì vậy, số vụ xử lý xâm phạm được tiến hành bởi các cá nhân, doanh nghiệp để bảo vệ cho thương hiệu của họ ngày càng tăng. Theo đó, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp xử lý tại Điều 199 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019: Điều 199. “Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự;
  2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Biện pháp dân sự là một biện pháp rất quan trọng trong số các biện pháp để tiến hành xử lý xâm phạm, có thể coi là biện pháp tiền đề cho các biện pháp khác để tiến hành xử lý xâm phạm nhãn hiệu và cũng là biện pháp mềm dẻo, linh hoạt nhất trong tất cả các biện pháp xử lý nêu trên. So với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự mang tính chất răn đe, giáo dục pháp luật thì biện pháp dân sự như là một thỏa thuận giữa các bên, phù hợp với quan hệ pháp luật về SHTT – loại quan hệ pháp luật có bản chất là quan hệ pháp luật dân sự. Hơn nữa, việc xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự có thể sẽ thu hồi được lợi ích về mặt kinh tế, uy tín, danh dự cho bên chủ thể có quyền SHTT mà biện pháp hành chính và biện pháp hình sự sẽ không thể mang lại được. Đây cũng là biện pháp mà chủ thể quyền hướng tới việc bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp chủ thể quyền nên lựa chọn biện pháp này. Bởi lẽ, biện pháp này được xử lý trong thời gian khá dài khi mà Tòa án đang ngày càng xử lý nhiều vụ việc cũng như kinh nghiệm của Tòa án về SHTT còn hạn chế. Vì vậy, đối với vụ án có yêu cầu bồi thường thiệt hại thấp, chủ thể quyền không nên lựa chọn biện pháp dân sự tại Tòa án, tránh kéo dài thời gian.

Điều 202 Luật SHTT quy định cụ thể các biện pháp dân sự:

“Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

Theo đó, Tòa án có thể áp dụng một trong số các biện pháp dân sự trên để yêu cầu bên có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên bị xâm phạm quyền phụ thuộc vào tính chất của hành vi xâm phạm.

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button