Việc không công nhận bản án/quyết định của toà án nước ngoài được xác định thông qua các quy định pháp luật, thỏa thuận quốc tế hoặc quyết định của cơ quan chức năng tại Việt Nam. Do đó để xác định được các trường hợp nào bản án/quyết định của Toà án nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng tham khảo trước bài viết về điều kiện để được công nhận thi hành bản án/quyết định của Toà án nước ngoài tại Việt Nam tại đây, đồng thời cùng Nacilaw đi vào các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam thông qua bài viết bên dưới.
Ngoài việc bản án/quyết định không đáp ứng điều kiện để công nhận như đã đề cập tại bài viết về điều kiện công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Bản án/Quyết định của Toà án nước ngoài thì có một số trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật như:
- Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
Là trường hợp tại thời điểm yêu cầu Toà án tại Việt Nam công nhận và cho thi hành Bản án/Quyết, nhưng Bản án/Quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của nước ban hành Bản án/Quyết định đó.
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
Là trường hợp có căn cứ về việc Toà án nước ngoài đã không triệu tập hợp lệ bằng cách tống đạt cho người phải thi hành trong khoảng thời gian hợp lý, khiến cho người phải thi hành không biết được phiên họp, do đó đã vắng mặt tại phiên toà, làm ảnh hướng đến quyền lợi tự bảo vệ mình tại các phiên Toà nước ngoài.
- Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật tố tụng dân sự
Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định mà bản án, quyết định đó đang được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó trong những trường hợp:
Vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định; hoặc
Vụ việc dân sự quy định tại Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự nhưng có một trong các điều kiện sau đây:
- Bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến phản đối thẩm quyền của Tòa án nước ngoài đó;
- Vụ việc dân sự này chưa có bản án, quyết định của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành;
- Vụ việc dân sự này đã được Tòa án nước ngoài thụ lý trước khi Tòa án Việt Nam thụ lý.
- Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
- Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
LE PHAT DAT
Legal Consultant