“Mua bán đất” (hay còn gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là một trong những giao dịch phổ biến hiện nay bởi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao. Quá trình giao dịch “mua bán đất” yêu cầu tuân thủ khá nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tuy nhiên rất nhiều người tham gia giao dịch lại không lưu tâm đến vấn đề này dẫn đến các rủi ro và thiệt hại cho cả hai bên, đặc biệt bên mua (bên nhận chuyển nhượng). Vậy khi tham gia giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất người nhận chuyển nhượng cần lưu ý những gì để hạn chế nhất các rủi ro có thể xảy ra?
Thứ nhất cần lưu ý về điều kiện chuyển nhượng
Điều kiện chuyển nhượng ở đây không chỉ bao gồm điều kiện đối với người bán (người chuyển nhượng) mà bao gồm cả điều kiện đối với người nhận chuyển nhượng và thửa đất chuyển nhượng.
Người chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp nhận thừa kế và trường hợp người nước ngoài được hưởng thừa kế). Điều kiên này đặt ra nhằm đảm bảo rằng người chuyển nhượng có đầy đủ các quyền về đất trong đó bao gồm quyền chuyển nhượng.
Người nhận chuyển nhượng phải là người không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng. Theo đó người nhận chuyển nhượng không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng; Nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Đất thực hiện chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và còn trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài ra người nhận chuyển nhượng cũng nên tìm hiểu về các cam kết và nghĩa vụ gắn với thửa đất muốn nhận chuyển nhượng.
Thứ hai cần lưu ý về các thông tin tài sản gắn liền với đất
Người nhận chuyển nhượng cần kiểm tra kỹ càng các tài sản gắn liên với đất để tránh bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ ba cần lưu ý về các thông tin quy hoạch đất
Nên tìm hiều xem quy hoạch đất tại khu vực đó như thế nào? Có thuộc diện bị thu hồi hay không? Qua đó người nhận chuyển nhượng sẽ xác định được thửa đất có phù hợp với mục đích nhận chuyển nhượng hay không và han chế được rủi ro bị thu hồi đất.
Thứ tư lưu ý về thông tin trên Giấy chứng nhận so với thực tế thửa đất
Người nhận chuyển nhượng nên đi kiểm tra đối chiếu các thông tin trên Giấy chứng nhận so với thực địa về vị trí, diện tích, chiều dài rộng của thửa đất, ranh giới thửa đất,..Điều này nhằm xác minh thửa đất nhận chuyển nhượng có thông tin trong Giấy chứng nhận có đúng với thực tế không? bên cạnh đó người nhận chuyển nhượng sau khi kiểm tra thửa đất trên thực tế cũng sẽ biết được thửa đất có vị trí địa lí như thế nào? phù hợp với mục đích sử dụng của mình hay không? Để từ đó đưa ra quyết định nhận hay không nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đó.
Trên đây là một số lưu ý cần thực hiện trước khi tiến hành nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc tìm hiểu và thực hiện đầy đủ những lưu ý này sẽ giúp người nhận chuyển nhượng hạn chế được rất lớn các rủi ro có thể phát sinh khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 070 8635 8720
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.