Tin tức

Ke toan

Chuyển nhượng vốn của Công ty Việt Nam cho Nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang ngày càng trở thành môi trường đầu tư lý tưởng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Có nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp thông qua việc thành lập một tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhưng cũng không ít nhà đầu tư lại lựa chọn đầu tư bằng việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu.

Để các nhà đầu tư nắm được quy trình cũng như những quy định của pháp luật Việt Nam về việc chuyển nhượng vốn của công ty Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài, Naci Law mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng đầu tư vào Việt Nam hiệu quả hơn.

Quy trình theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc chuyển nhượng vốn của công ty Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài:

- Bước 1: Xin công văn chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Do sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp này trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên tất cả các ngành nghề của công ty phải đáp ứng điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, tại bước này, các ngành nghề kinh doanh của công ty sẽ được thẩm định. Đối với ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, doạnh nghiệp nên rút bớt các ngành nghề đó nếu đó không phải hoạt động kinh doanh chính.

Trường hợp, doanh nghiệp vẫn muốn giữ lại các ngành nghề có điều kiện kinh doanh sẽ phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ chuyên ngành. Doanh nghiệp được thực hiện các ngành nghề đó sau khi được sự chấp thuận của Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ chuyên ngành.

Bước 2: Chuyển nhượng thông qua tài khoản vốn đầu tư

Sau khi được chấp thuận mua lại cổ phần/phần vốn góp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN và Thông tư 05/2014/TT-NHNN. Sau khi thanh toán xong giá trị chuyển nhượng doanh nghiệp cần cung cấp sao kê tài khoản vốn về việc chuyển nhượng.

- Bước 3: Kê khai thuế thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng

Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp, bên chuyển nhượng phải kê khai thuế thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng. Nếu phát sinh thu nhập hoặc theo quy định của pháp luật phải đóng thuế thì bên chuyển nhượng sẽ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Bước 4: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nghiệp

Bước này sẽ thực hiện ghi nhận thông tin nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu/ thành viên công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, và thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Để được tư vấn, giải đáp pháp luật và môi trường đầu tư tại Việt Nam vui lòng liên hệ Naci Law:

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button