Cũng giống như việc đăng ký sáng chế từ Việt Nam ra nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng tiến hành xác lập quyền đối với sáng chế của họ tại Việt Nam. Có hai cách thức để tiến hành đăng ký xác lập, bao gồm: đăng ký trực tiếp tại Cơ quan SHTT Việt Nam hoặc đăng ký theo Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT, sau đó chỉ định quốc gia Việt Nam.
Cách thức 1: Đăng ký trực tiếp tại quốc gia Việt Nam.
Đối với cách thức này, người nộp đơn hoàn toàn phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam khi tiến hành đăng ký. Theo đó, hồ sơ đăng ký, thời gian, thủ tục xét nghiệm đơn sẽ được quy định pháp luật Việt Nam và được xử lý bởi Cục SHTT Việt Nam.
Để tiến hành đăng ký, người nộp đơn cần cung cấp hồ sơ bao gồm:
- Bản mô tả (được dịch tiếng Việt);
- Thông tin tác giả;
- Thông tin chủ sở hữu;
- Tài liệu quyền ưu tiên (nếu có).
Cách thức 2: Nộp đơn thông qua Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT, sau đó chỉ định quốc gia Việt Nam
Đối với cách thức này, đơn đăng ký sẽ được xử lý qua 02 giai đoạn, bao gồm pha quốc tế và pha quốc gia.
Giai đoạn 1: Pha quốc tế. Bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết “Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác PCT có nguồn gốc tại Việt Nam”.
Giai đoạn 2: Pha quốc gia.
Thứ nhất, đối với đơn đăng ký sáng chế có chỉ định Việt Nam:
Để được vào pha quốc gia, theo quy định pháp luật Việt Nam, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng ngày ưu tiên), người nộp đơn phải nộp cho Cục SHTT:
- 02 tờ khai đăng ký sáng chế;
- Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
- 01 bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
- Giấy ủy quyền (trường hợp đơn nộp qua đại diện).
Thứ hai, đối với đơn đăng ký có chọn Việt Nam:
Nếu trong đơn quốc tế có chọn Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là cơ quan được chọn. Việc chọn Việt Nam phải được thực hiện trong thời hạn 22 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc 03 tháng kể từ ngày báo cáo tra cứu quốc tế được chuyển tới người nộp đơn hoặc thực hiện việc công bố theo Điều 17.2 (a) của Hiệp ước hoặc đưa ra ý kiến chính thức theo Quy tắc 43bis của Quy chế thi hành Hiệp ước, tùy theo thời điểm nào kết thúc muộn hơn. Để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên) người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ các tài liệu sau đây:
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế;
- 01 Bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34.2 (b) của Hiệp ước);
- 01 Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu thẩm định nội dung đơn);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
- Giấy ủy quyền (trường hợp đơn nộp qua đại diện).
Sau đó, Cục SHTT Việt Nam sẽ xét nghiệm đơn đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật Việt Nam như đối với các đơn đăng ký sáng chế thông thường và cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đơn đăng ký sáng chế đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ theo luật định.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.