Tin tức

Đăng ký sáng chế theo hiệp ước hợp tác PCT có nguồn gốc tại Việt Nam

Theo nhu cầu mở rộng thị trường quốc tế, nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại nước ngoài để khai thác giá trị thương mại. Hiện nay, có 02 cách thức đăng ký xác lập quyền tại nước ngoài, bao gồm: đăng ký trực tiếp tại Cơ quan SHTT quốc gia hoặc đăng ký theo Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT. Bài viết dưới đây chỉ bàn về cách đăng ký sáng chế thông qua Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT.

Thủ tục nộp đơn đăng ký sáng chế đươc thực hiện thông qua 02 giai đoạn, bao gồm các bước sau:

Giai đoạn 1: Pha quốc tế:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại Cục SHTT Việt Nam. Theo đó, Cục SHTT Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các công việc nhận đơn, xử lý đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam; gửi và nhận thư từ người nộp đơn và các cơ quan quốc tế.

Bước 2: Tra cứu sơ bộ quốc tế. Cơ quan tra cứu quốc tế ISA (International Searching Authority) sẽ chỉ định quốc gia/tổ chức có thẩm quyền tra cứu quốc tế. Đối với Việt Nam, các quốc gia có thẩm quyền tra cứu được phép chỉ định bao gồm: AUSTRIA (AT); AUSTRALIA (AU); EUROPEAN PATENT OFFICE (EP); JAPAN (JP); REPUBLIC OF KOREA (KR); RUSSIAN FEDERATION (RU); SWEDEN (SE);  SINGAPORE (SG). Sau khi tra cứu sơ bộ sẽ có báo cáo tra cứu quốc tế sơ bộ, đưa ra ý kiến sơ bộ ban đầu và ý kiến bằng văn bản về khả năng bảo hộ của sáng chế, giúp người nộp đơn biết được cơ hội nhận được Bằng độc quyền sáng chế ở các quốc gia có liên quan. Báo cáo được cấp cho người nộp đơn trong vòng 04 – 05 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế.  Theo đó, nếu báo cáo tra cứu không thuận lợi (danh mục tài liệu về giải pháp kỹ thuật đã biết làm mất tính mới và/hoặc trình độ sáng tạo của sáng chế) thì người nộp đơn có thể sửa yêu cầu bảo hộ trong một thời hạn nhất định (để phân biệt tốt hơn sáng chế với giải pháp kỹ thuật đã biết) hoặc có thể rút đơn trước khi được công bố. Yêu cầu bảo hộ được sửa đổi tại thời điểm này sẽ được công bố cùng với đơn quốc tế.

Bước 3: Công bố đơn quốc tế. Đơn PCT sẽ được công bố kèm theo báo cáo tra cứu sơ bộ quốc tế, yêu cầu bảo hộ nếu đã được sửa đổi theo bước 2.

Bước 4: Yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế (không bắt buộc). Để thực hiện bước này, người nộp đơn cần nộp hồ sơ yêu cầu và các khoản lệ phí liên quan.  Thẩm định sơ bộ sẽ được thực hiện bởi Cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế (đồng thời là cơ quan tra cứu sơ bộ quốc tế) nhằm đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Bước 5: Công bố báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế (nếu bước 4 được thực hiện): Báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế phải được công bố vào tháng thứ 28 kể từ ngày ưu tiên. Mặc dù báo cáo này không có tính ràng buộc đối với Cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực nhưng lại rất có giá trị đối với người nộp đơn vì nó cung cấp những cơ sở vững chắc để đánh giá các cơ hội có được bằng độc quyền sáng chế. Quy trình thẩm định sơ bộ quốc tế tạo cơ hội cho người nộp đơn sửa đơn toàn diện hơn, bao gồm việc sửa bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ trong đơn.

Giai đoạn 2: Pha quốc gia.

Bước 6: Trong thời hạn 30 tháng (hoặc 31 tháng – tùy luật từng quốc gia) kể từ ngày ưu tiên/ ngày nộp đơn quốc tế, người nộp đơn chỉ định quốc gia muốn đăng ký bảo hộ và người nộp đơn cần lưu ý khoảng thời gian này để chủ động nộp đơn đăng ký; tránh mất quyền ưu tiên vì văn phòng quốc tế sẽ không có thông báo nhắc nhở. Nếu người nộp đơn không hoàn thành tất cả công việc cần thiết để vào giai đoạn quốc gia trước khi hết thúc thời hạn nêu trên thì đơn quốc tế sẽ mất hiệu lực và thủ tục trước mỗi Cơ quan sáng chế quốc gia sẽ không được thực hiện.

Công việc tiếp theo sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia chỉ định. Vì vậy, phụ thuộc vào quốc gia người nộp đơn chỉ định đăng ký thì thủ tục sẽ đươc thực hiện khác nhau.

            Hồ sơ đăng ký sáng chế quốc tế thông qua Hiệp ước PCT có nguồn gốc tại Việt Nam bao gồm:

  • 03 bản đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam làm bằng tiếng Anh;
  • 02 bản mô tả sáng chế (bằng tiếng Việt, tiếng Anh);
  • Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button