Chỉ dẫn địa lý là một khái niệm có ý nghĩa quốc tế. Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều cho rằng các nông sản hoặc sản phẩm truyền thống của họ gắn liền với các yếu tố văn hóa và ẩm thực, được coi như là biểu tượng lịch sử của quốc gia hoặc cộng đồng. CDĐL là một loại quyền sở hữu trí tuệ, gồm các từ ngữ (thường là tên địa danh) được dùng để chỉ chất lượng, uy tín và các đặc trưng khác của sản phẩm gắn với nguồn gốc địa lý của chúng. Trong EVFTA, chế định về Sở hữu trí tuệ được quy định tập trung trong Chương 12 với 40 trang, 31 điều. Đây là một chương lớn của EVFTA với nhiều cam kết tập trung vào 03 nhóm, bao gồm: (i) các vấn đề chung; (ii) các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối tượng quyền SHTT cụ thể; (iii) các biện pháp thực thi quyền SHTT.
Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam và EU sẽ bảo hộ các CDĐL của nhau dựa trên danh sách liệt kê cụ thể, trong đó các CDĐL của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm. EU cam kết sẽ tạo khung pháp lý hoàn chỉnh để thúc đẩy các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng từ Việt Nam. Xét về đối tượng bảo hộ, các cam kết về CDĐL trong EVFTA chỉ áp dụng đối với 04 nhóm sản phẩm gồm: rượu vang, đồ uống có cồn, nông sản và thực phẩm. Có thể thấy 04 nhóm này cũng bao quát gần như phần lớn các sản phẩm có thể là đối tượng của CDĐL. Xét về cơ chế bảo hộ, tuy không đề cập trực tiếp nhưng EVFTA yêu cầu việc bảo hộ CDĐL theo cơ chế riêng, độc lập với nhãn hiệu thông qua cam kết về quy trình công nhận CDĐL.
Có thể nhận thấy EVFTA đặt ra các yêu cầu tổng quan đối với pháp luật Việt Nam như sau: – Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý: EU dường như không đòi hỏi quá nhiều các tiêu chuẩn TRIPS+ trong EVFTA với Việt Nam. Một số ít các nội dung chưa tương thích chỉ mang tính quy định chi tiết, đơn lẻ, ở các vấn đề cụ thể. Với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong TRIPS, Việt Nam chỉ cần điều chỉnh pháp luật chung về SHTT để thực thi các cam kết này. Nói cách khác, Việt Nam phải khắc phục những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL; đồng thời có những rà soát và điều chỉnh kịp thời để hướng đến sự tương đồng của các quy định pháp luật nội địa so với các cam kết của Hiệp định về bảo hộ CDĐL. Yêu cầu thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý: Thực thi hiệu quả quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với CDĐL nói riêng là vấn đề được cả hai bên cùng quan tâm. Vì vậy, Hiệp định EVFTA đặt ra thêm một số yêu cầu về thực thi dân sự và kiểm soát biên giới so với Hiệp định TRIPS, nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động thực thi quyền. EVFTA yêu cầu Việt Nam và EU phải có cơ chế pháp lý cho phép ngăn chặn việc sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc của thực phẩm. Đồng thời, Hiệp định cũng nhấn mạnh các sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng liên quan theo pháp luật nước sở tại.
Vai trò của EVFTA trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam: Thứ nhất, tạo ra một làn sóng cải cách thể chế mới mang tính tích cực. Thứ hai, góp phần tăng mức độ bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL. Thứ ba, tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với CDĐL nói riêng.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.