Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, việc bảo vệ quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung đang là một vấn để ngày càng trở nên nóng bỏng. Quyền tác giả bao gồm một tập hợp quyền dành cho người sáng tạo đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác giả, và người thừa kế của họ, nắm giữ các độc quyền để sử dụng hoặc cấp li-xăng cho người khác sử dụng tác phẩm theo các điều kiện thỏa thuận. Người sáng tạo ra một tác phẩm có thể ngăn cấm hoặc cho phép. Quyền tác giả áp dụng cho nhiều loại hình khác nhau của tác phẩm nghệ thuật, bao gồm hội họa, âm nhạc, thơ, vở diễn, sách, kiến trúc và múa, đồng thời áp dụng cho những tác phẩm thường không được coi là nghệ thuật như phần mềm máy tính, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Về tổng quan, pháp luật SHTT của nước ta hiện đã tương thích với đa số cam kết trong Hiệp định ở ba chế định lớn là: 1) Các nguyên tắc chung về bảo hộ quyền SHTT; 2) Các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT; và 3) Các yêu cầu về biện pháp thực thi quyền SHTT tại biên giới 3. Cụ thể hơn, khung pháp lý về SHTT của Việt Nam cơ bản phù hợp với các cam kết sau: i) các vấn đề chung về bảo vệ quyền SHTT, thực thi quyền SHTT phù hợp với tiêu chuẩn chung tối thiểu của Hiệp định TRIPS; ii) quyền tác giả: bảo hộ quyền tác giả chống lại việc vi phạm bằng các biện pháp công nghệ và bảo hộ thông tin quản lý quyền;…etc. Về quyền tác giả và quyền liên quan, Hiệp định EVFTA tập trung vào việc đảm bảo sự bảo hộ hiệu quả các quyền này trong môi trường kỹ thuật số trên cơ sở yêu cầu các Bên gia nhập hai điều ước của Tổ chức SHTT thế giới – WIPO (WCT và WPPT) về quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường Internet trong vòng 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực; và quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong các vụ xâm phạm quyền SHTT trên Internet. Hiệp định cũng quy định thêm một số nghĩa vụ khác như phải có biện pháp ngăn chặn các hành vi nhằm vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền tác giả (TPMs) và thông tin quản lý quyền (RMIs); quyền của nghệ sĩ đối với việc bán lại tác phẩm v.v…
Nhìn chung, Hiệp định EVFTA có những quy định mang tính nguyên tắc chung trong việc bảo hộ và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó đã yêu cầu các bên phải quy định đầy đủ việc bảo hộ bằng các biện pháp công nghệ đối với bản quyền. Tuy nhiên, điều này chưa được thể hiện rõ ràng trong pháp luật về SHTT ở nước ta. Hiệp định EVFTA đã yêu cầu các bên phải khẩn trương gia nhập hai điều ước quốc tế về bản quyền quan trọng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực 4. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ để tiến hành gia nhập các Hiệp ước này 5, chúng ta cần phải chi tiết, cụ thể hóa hơn nữa và thống nhất các quy định liên quan tới quyền sở hữu và quyền tác giả đối với tác phẩm.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.