Tin tức

EVFTA và quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu do không được sử dụng trong vòng 5 năm liên tục (khoản 1 Điều 12.22 EVFTA)

EVFTA và quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu do không được sử dụng trong vòng 5 năm liên tục (khoản 1 Điều 12.22 EVFTA)

Về nguyên tắc, nhãn hiệu đăng ký phải được sử dụng trên thực tế để được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, không tránh những trường hợp vì lý do bất khả kháng; hoặc chủ đơn chỉ nộp đơn mà không có ý định sử dụng với mục đích ngăn cản chủ sở hữu thực sự tiến hành sản xuất, kinh doanh tại thị trường đăng ký và ép buộc yêu cầu chuyển giao nhãn hiệu; pháp luật Sở hữu trí tuệ đã có những quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực khi chủ sở hữu không sử dụng, nhằm gián tiếp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đích thực cũng như trực tiếp bảo về quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:

Điểm d khoản 1 Điều 95 quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:

1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

2. d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Khoản 1 Điều 12.22 EVFTA có quy định:

Mỗi Bên phải quy định rằng một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu trong vòng 5 năm liên tục trước khi có yêu cầu đình chỉ, nhãn hiệu đó không được chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển giao quyền sở hữu đưa vào sử dụng một cách thực sự tại lãnh thổ tương ứng cho hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc tiếp tục trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu đình chỉ. Một Bên có thể quy định rằng, trường hợp loại trừ này sẽ không được xem xét nếu việc chuẩn bị để bắt đầu hoặc tiếp tục sử dụng chỉ xảy ra sau khi chủ sở hữu biết được là yêu cầu đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu có thể được nộp.

(Đối với Việt Nam, “đình chỉ” tương tương “chấm dứt”).

Sử dụng thực sự là việc sử dụng trên thực tế vì mục đích kinh doanh sản phẩm phẩm hoặc dịch vụ liên quan để đạt được lợi thế thương mại. Một cách tổng quát, sử dụng thực sự là việc bán trên thực tế và phải có hành động bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong thời gian theo quy định. Việc sử dụng trong quảng cáo có thể được coi là sử dụng thực sự. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị đơn thuần không được coi là đã sử dụng thực sự một nhãn hiệu. Sử dụng thực sự trái ngược với việc sử dụng trên danh nghĩa hay giả vờ sử dụng chỉ để duy trì nhãn hiệu trong đăng bạ.

Nhận thấy, EVFTA có bổ sung quy định “ngoại lệ của trường hợp loại trừ” rằng: nếu chủ sở hữu nhãn hiệu biết được yêu cầu đình chỉ hiệu lực có thể được nộp, chủ sở hữu đã bắt đầu và tiếp tục sử dụng lại nhãn hiệu để có thể “vượt qua” được yêu cầu đình chỉ đó; khi đó yêu cầu đình chỉ của bên thứ ba mới được chấp nhận (có thể hiểu, đây là trường hợp sử dụng không thực sự của chủ sở hữu nhãn hiệu).

Ngược lại, nếu chủ sở hữu sử dụng lại nhãn hiệu trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu đình chỉ nhưng không biết được có thể yêu cầu đình chỉ được nộp; khi đó việc sử dụng lại này vẫn được pháp luật cho rằng chủ sở hữu sử dụng thực sự nhãn hiệu và yêu cầu đình chỉ của bên thứ ba không được chấp nhận nữa.

Khác với EVFTA, pháp luật Việt Nam có quy định về việc “trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực” mà bất kể chủ sở hữu biết hay không biết về yêu cầu đình chỉ được nộp hay không.

Quy định này sẽ không tránh khỏi trường hợp chủ sở hữu biết được có yêu cầu đình chỉ được nộp và “cố ý” sử dụng lại trong khoảng thời hạn trên. Khi đó, việc sử dụng có thể được coi như là “duy trì đăng bạ quốc gia” mà không có mục đích sử dụng thực sự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể có mong muốn sử dụng thực sự, gây lãng phí tài sản trí tuệ. Có thể nói, quy định này chưa thực sự bảo vệ triệt để đến quyền lợi người tiêu dùng và các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Tuy nhiên, việc xác định chủ sở hữu biết được có thể yêu cầu đình chỉ được nộp hoàn toàn là ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền, hơn nữa việc xác định khá khó khăn. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng cần có quy định bổ dung “ngoại lệ của trường hợp loại trừ” để phù hợp với EVFTA và cần cụ thể hóa trường hợp “có thể biết” như trên để pháp luật được áp dụng vào thực tiễn.

NACI LAW

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.

 

 

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button