Table of Contents
ToggleGiấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn được biết đến với các tên gọi tắt như Giấy phép an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, hay Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một giấy phép quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp, dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, và dịch vụ ăn uống, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận ATVSTP) đóng vai trò quan trọng trong hành trình chinh phục thị trường và khẳng định vị thế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc xin Giấy chứng nhận ATVSTP không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Hiện nay, có 03 cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm
Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đối với:
Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đối với:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, trừ các cơ sở:
Cơ quan cấp giấy chứng nhận cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tuy vào các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác nhau) đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản không thuộc thẩm quyền của Bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các trường hợp còn lại không thuộc vào thẩm quyền cấp của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cụ thể như: Phụ gia thực phẩm hỗ trợ có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định; Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Nước uống đóng chai; Nước khoáng thiên nhiên; Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở đó).
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn như: Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền đối với trường hợp các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm, do đó Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tất cả lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển và Bộ Y tế tại địa phương, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp quận/huyện.
Ngoài ra cần lưu ý các điều kiện trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Do tùy loại hình cơ sở khác nhau sẽ yêu cầu các điều kiện khác nhau, vì vậy để được tư vấn cụ thể Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Nacilaw để được hỗ trợ miễn phí.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, việc không thực hiện xin Giấy chứng nhận ATVSTP cụ thể có thể xử phạt như sau:
Mức 1: Phạt từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mức 2: Phạt từ 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mức 3: Phạt từ 40.000.000 đồng - 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Lưu ý: Sau khi bị xử phạt hành chính, các cơ sở vi phạm ở mức 2 hoặc mức 3 sẽ phải thu hồi thực phẩm đã sản xuất và phân phối ra thị trường, đồng thời bị yêu cầu thay đổi mục đích sử dụng, tái chế, hoặc hủy bỏ thực phẩm vi phạm. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm trên thị trường.
Quý khách chỉ cần để lại số điện thoại, luật sư sẽ gọi lại và tư vấn chi tiết
Luật sư tư vấn
Luật sư tư vấn
Luật sư tư vấn
Với quy trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp... Chúng tôi sẽ giúp Quý Khách đạt được mục tiêu của mình
Chi phí mà Nacilaw đưa ra bao gồm tất cả các khoản phí mà bạn cần trả, không có các khoản chi phí phát sinh hoặc các chi phí không giải thích được.
Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện 1 cách nhanh chóng & hiệu quả thông qua mạng lưới quan hệ của Chúng tôi. Đồng thời việc thực hiện công việc với 1 công ty luật có bề dày hơn 10 năm sẽ giúp bạn an tâm về kết quả đạt được
Việc mất thời gian vào việc chuẩn bị hồ sơ và đi lại sẽ làm tốn kém thời gian & tiền bạc của bạn. Thay vì đó, hãy ủy quyền cho Chúng tôi để dành thời gian vào việc phát triển và lên các chiến lược cho Doanh nghiệp của bạn
Chúng tôi có 1 đội ngũ chuyên nghiệp và đã thực hiện thành công nhiều vụ việc để thực hiện các công việc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được các khuyến nghị hoàn toàn miễn phí.
Chúng tôi định vị là Công ty Luật thực hiện các hoạt động tư vấn dành cho SMEs & Start up. Vì vậy ngoài dịch vụ nêu trên, Chúng tôi hoàn toàn tư vấn được cho bạn những vướng mắc về pháp lý khi bạn điều hành Doanh nghiệp. Chúng tôi cũng có ưu đãi 15% cho bạn khi thực hiện dịch vụ thứ 2 trở đi.
Trong các trường hợp bạn không hài lòng hoặc không đạt được thỏa thuận theo như đã thống nhất ban đầu giữa 2 bên. Hãy trao đổi cùng chúng tôi để tìm các giải đáp. Nếu không muốn thực hiện tiếp tục các dịch vụ, Nacilaw sẽ hoàn trả 100% chi phí cho dịch vụ đó.