Tin tức

Góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình – quyền tài sản mà theo quy định của pháp luật quyền tài sản trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, do đó quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Đồng thời để trở thành tài sản góp vốn các quyền này phải đáp ứng điều kiện còn thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật (đối với những đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ).

Việc góp vốn bằng tài sản hữu hình thì chủ sở hữu phải chuyển giao toàn bộ tài sản hữu hình đó. Trong khi đó, góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ chỉ thực hiện góp vốn bằng quyền tài sản, quyền nhân thân vẫn thuộc về tác giả (tác phẩm, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng).

Theo quy định của pháp luật các chủ thể có quyền góp vốn (là quyền sở hữu trí tuệ) vào doanh nghiệp phải là các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên hoặc là chủ thể có quyền sử dụng một số đối tượng sở hữu trí tuệ. Trong đó, chủ thể có quyền sử dụng một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm chủ thể có quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc chủ thể nhận chuyển quyền đối tượng sở hữu trí tuệ.

Khi các bên góp vốn tiến hành chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cần chú ý việc góp vốn phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ đó được xác lập trên cơ sở đăng ký (nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng) thì hợp đồng góp vốn phải đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng các đối tượng nêu trên thì hợp đồng góp vốn có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên nhưng chỉ có giá trị pháp lý với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Đối với trường hợp quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tự động (quyền tác giả, quyền liên quan, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại) thì việc góp vốn được thực hiện theo thủ tục giao nhận tài sản và có xác nhận bằng biên bản.

Góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần đặc biệt lưu ý về việc định giá tài sản góp vốn. Tài sản sở hữu trí tuệ là là tài sản vô hình nên được định giá qua nhiều yếu tố và qua quá trình sử dụng thì giá trị của nó lại càng tăng. Vì thế việc định giá tài sản sở hữu trí tuệ tại thời điểm góp vốn cần có những tính toán cho sự gia tăng giá trị trong quá trình sử dụng sau này.

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 về định giá tài sản góp vốn:

Trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp: Các thành viên, cổ đông định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp: Do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Hệ quả của việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là trở thành thành viên doanh nghiệp hưởng các quyền của một thành viên cho việc góp vốn đó. Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi về việc góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ.

 NACI LAW, 

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button