Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là hai loại hành vi vi phạm quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó, người thực hiện một trong hai hành vi trên sẽ bị truy tố về hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể, người thực hiện hành vi sẽ bị truy tố theo Điều 389: Tội che giấu tội phạm và Điều 390: Tội không tố giác tội phạm, đây là cặp tội phạm có cấu thành khá tương đồng nhau, xong chúng cũng có những sự khác biệt nhât định để xác định nó là tội này chứ không phải tội kia.
1. Tội che giấu tội phạm
- Về định nghĩa:
Tội che giấu tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nhưng định nghĩa về hành vi che giấu tội phạm được quy định riêng biệt tại Điều 18 Bộ luật này, cụ thể:
“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”
Như vậy, những người che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai che dấu tội phạm cũng bị xử lý hình sự, Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội mà che dấu tội phạm, bao gồm: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Về chế tài xử phạt:
Người có hành vi che giấu tội phạm nếu đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành sẽ phải đối mặt với các khung hình phạt như sau:
Khung1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm
Khung hình phạt này áp dụng đối với người che giấu tội phạm phạm tội thuộc một trong các lĩnh vực: Xâm phạm an ninh quốc gia; Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; Xâm phạm sở hữu; Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Một số tội phạm về môi trường; Một số tội phạm về ma túy; Một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; Các tội phạm về chức vụ; Một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Một số tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh
Khung 2:Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Đối với trường hợp phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Tội không tố giác tội phạm
- Về định nghĩa:
Định nghĩa hành vi “Không tố giác tội phạm” được quy định tại Điều 19, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.”
Tội không tố giác tội phạm là một dạng tội phạm “không hành động”, thời điểm thực hiện tội phạm này có thể xảy ra trong cả quá trình phạm tội của tội phạm hoặc có thể là trước khi tội phạm xảy ra, trong khi tội phạm xảy ra hoặc sau khi tội phạm được thực hiện.
Tương tự như quy định đối với tội che dấu tội phạm người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có sự mở rộng thêm về đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm, cụ thể: Người bào chữa sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
- Về chế tài xử phạt:
Người có hành vi “không tố giác tội phạm” có thể phải đối mặt với một trong các hình phạt:Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Như vậy, Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định rất rõ ràng về định nghĩa hành vi che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm và khung hình phạt đối với người phạm tội có một trong hai hành vi này. Bên cạnh đó Bộ luật cũng quy định loại trừ những trường hợp được miễn trừ trách nhiệm hình sự, đặc biệt là việc mở rộng về đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm là người bào chữa.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.