Tin tức

Xam Pham Bi Mat Kinh Doanh

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh và là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Hiện nay, tình trạng xâm phạm bí mật kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tăng, không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký.

Hành vi xâm phạm:

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009; 2019 bao gồm:

-         Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

-         Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

-         Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

-         Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

-         Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi trên;

-         Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

Chính vì quyền đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ không cần phải tiến hành đăng ký nên khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền, nguyên đơn là chủ sở hữu quyền phải có chứng cứ để chứng minh quyền của mình đối với bí mật kinh doanh.

          Bên cạnh đó, Luật cạnh tranh 2018 cũng quy định về các hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh – là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (khoản 1 Điều 45), bao gồm:

-         Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

-         Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Biện pháp xử lý:

Căn cứ vào bản chất hành vi cũng như mức độ vi phạm, chủ thể vi phạm có thể bị xử lý theo quy định về cạnh tranh không lành mạnh hoặc xâm phạm quyền SHCN:

-         Nếu xử lý theo quy định về cạnh tranh không lành mạnh, có thể bị xử phạt như sau: (Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh):

  1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  3. b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
  4. Hình thức xử phạt bổ sung:
  5. a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
  6. b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm”.

-         Nếu xử lý theo quy định xâm phạm quyền SHCN: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button