Tư vấn doanh nghiệp

Picture1

KHI NÀO CẦN PHẢI XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (ATVSTP)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận ATVSTP) đóng vai trò quan trọng trong hành trình chinh phục thị trường và khẳng định vị thế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc xin Giấy chứng nhận ATVSTP không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Vậy Giấy chứng nhận ATVSTP là gì? Đối tượng nào cần phải xin Giấy chứng nhận ATVSTP? Điều kiện để xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP và quy trình thực hiện được thực hiện như thế nào? Cần lưu ý các vấn đề gì xin vui lòng theo dõi cụ thể thông qua bài viết của Nacilaw dưới đây.

Giấy chứng nhận ATVSTP là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn được biết đến với các tên gọi tắt như Giấy phép an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, hay Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một giấy phép quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp, dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, và dịch vụ ăn uống, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Những đối tượng nào cần phải xin Giấy chứng nhận ATVSTP?

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần có Giấy chứng nhận ATVSTP trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, trừ những trường hợp được miễn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, cụ thể:

  • Cơ sở, hộ kinh doanh sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
  • Cơ sở, hộ kinh doanh sơ chế nhỏ lẻ.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bao gói sẵn.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống không có địa điểm cố định.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại dụng cụ, vật liệu để đóng gói, chứa đựng thực phẩm.
  • Nhà hàng trong khách sạn.
  • Bếp ăn tập thể của trường học, công ty, xí nghiệp chỉ phục vụ nội bộ, không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (không buôn bán thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống).
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có một trong các giấy chứng nhận sau:
  • Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (Giấy chứng nhận GMP).
  • Giấy chứng nhận hệ thống giúp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận HACCP).
  • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (hoặc Giấy chứng nhận ISO 22000).
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Chứng nhận IFS).
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (Chứng nhận BRC).
  • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (Chứng nhận FSSC 22000).

Điều kiện, quy trình thực hiện để xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP?

Điều kiện thực hiện:

- Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.

- Cơ sở phải đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy loại hình sản xuất, kinh doanh sẽ có các điều kiện khác nhau, trong đó có các điều kiện chủ yếu như:

+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

è Ngoài ra cần lưu ý các điều kiện trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Do tùy loại hình cơ sở khác nhau sẽ yêu cầu các điều kiện khác nhau, vì vậy để được tư vấn cụ thể Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Nacilaw để được hỗ trợ miễn phí.

Quy trình thực hiện:

 Bước 1: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

Bước 3: Từ 7-15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở kinh doanh.

  • Nếu cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cấp giấy chứng nhận.
  • Nếu cơ sở kinh doanh chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có thể khắc phục (thời gian khắc phục không quá 30 ngày). Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh.

Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cho cơ sở kinh doanh và cơ quan có thẩm quyền trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở kinh doanh không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Bước 4: Căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 5: Bàn giao kết quả cho cơ sở kinh doanh.

 

Các vấn đề cần lưu ý?

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATVSTP: Tùy theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký hoạt động sẽ thuộc vào các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Hiện nay, có 03 cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, t cần xác định về thẩm quyền chính xác phụ để tránh trường hợp mất thời gian khi chuẩn bị thực hiện thủ tục.

Về xử phạt: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, việc không thực hiện xin Giấy chứng nhận ATVSTP cụ thể có thể xử phạt như sau:

Mức 1: Phạt từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mức 2: Phạt từ 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mức 3: Phạt từ 40.000.000 đồng - 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01/07/2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.

Lưu ý: Sau khi bị xử phạt hành chính, các cơ sở vi phạm ở mức 2 hoặc mức 3 sẽ phải thu hồi thực phẩm đã sản xuất và phân phối ra thị trường, đồng thời bị yêu cầu thay đổi mục đích sử dụng, tái chế, hoặc hủy bỏ thực phẩm vi phạm. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm trên thị trường.

LE PHAT DAT

Legal Consultant

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button