Hiện nay, các tôi xâm phạm sở hữu là nhóm tội diễn ra vô cùng phổ biến và tinh vi, ngoài tội Trộm cắp tài sản thì Lừa đảo và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hai loại tội xảy ra nhiều nhất. Đây cũng là “cặp tội phạm” khiến nhiều người bị nhầm lẫn bởi cấu thành khá tương tự dẫn đến bị hại thường không biết nên tố giác người phạm tội theo tội nào trong hai tội trên.
Mặc dù có sự giống nhau về mặt chủ quan, khách thể và chủ thể thực hiện tội phạm, tuy nhiên hai tội này có sự khác nhau khá lớn về mặt khách quan của tội phạm, đây là các dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt hai tội này. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hình thức phạm tội:
Trong khi hình thức phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì hình thức phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng;
+ Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Thứ hai, Về giá trị tài sản để xử phạt và trường hợp xử phạt khi giá trị tài sản thấp:
Cả hai tội này đều là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là phải có thiệt hại về tài sản tuy nhiên mức thiệt hại để xử lý hai tội này là khác nhau, theo đó:
+ Với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì giá trị tài sản chiếm đoạt phải trên 02 triệu đồng, còn với tội Lạm dụng CĐTS thì giá trị tải sản phải trên 04 triệu đồng.
+ Với cả 2 tội này nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng với tội Lừa đảo CĐTS hoặc dưới 04 triệu đồng với tội Lạm dụng TNCĐTS nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về dạng hành vi này (chưa được xóa án tích)….thì vẫn bị coi là phạm tội.
Thứ ba, về ý thức chiếm đoạt tài sản:
Ý thức chiếm đoạt tuy là yếu tố khó chứng minh bởi nó không biểu hiện ra bên ngoài nhưng đây vẫn được xem là một trong các yếu tố phân biệt hai tội trên.
Người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã nảy sinh ý định chiếm đoạt từ trước sau đó dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Còn đối với người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội nảy sinh ý định sau khi có được tài sản.
Thứ tư, về cơ sở có được tài sản:
Người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dựa trên cơ sở hợp đồng, còn đối với người thực hiện hành vi lừa đảo thì không nhất thiết phải có hợp đồng.
Như vậy về cơ bản 02 tội nêu trên đều xâm phạm vào quyền sở hữu nhưng về tổng quan thì tội Lừa đảo CĐTS bị coi là nguy hiểm hơn ( giá trị tài sản bị chiếm đoạt chỉ cần trên 02 triệu đồng hoặc…) thì đã bị coi là tội phạm và khung hình phạt cao nhất nặng hơn (chung thân, còn với Lạm dụng TNCĐTS thì khung hình phạt cao nhất là 20 năm).
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.