Tin tức

luu-y

Những lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cục SHTT

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện…thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập. Để có thể bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Thứ nhất, sản phẩm kiểu dáng công nghiệp có tính mới. Nghĩa là, kiểu dáng đó “khác biệt đáng kể” với những kiểu dáng “đã được công khai” dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, các cá nhân, doanh nghiệp là tác giả của các sản phẩm có dự định đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần lưu ý: Nếu bị người khác công bố nhưng không có sự cho phép của người có quyền đăng ký hay được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học; người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. Thì người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải làm đơn đăng ký bảo hộ trong vòng sáu tháng kể từ ngày công bố trong các trường hợp nêu trên.

Thứ hai, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu nó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết thông thường về các lĩnh vực tương ứng. Ví dụ trường hợp sau đây sẽ không được coi là kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo: Là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết hay đã công khai; các hình học đơn giản hay hình dáng tự nhiên vốn có như quả cam, hình tròn, hình tam giác,…; sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;…

Thứ ba, khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp. Được hiểu là dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Như vậy, trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn cần nắm rõ những yêu cầu trên đây để quá trình xét duyệt được diễn ra thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật.

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button