Tin tức

Franchise Concept Illustration

PHÂN BIỆT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ LI-XĂNG

Nhượng quyền thương mại và li-xăng là hai hình thức kinh doanh sử dụng quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị thương mại. Tuy hai hình thức này có bản chất hoàn toàn khác biệt nhưng lại dễ gây nhầm lẫn với nhau. Để dễ dàng phân biệt hai hình thức này, xin mời bạn đọc cùng Nacilaw tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Nhượng quyền thương mại và li-xăng là hai hình thức kinh doanh sử dụng quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị thương mại. Nhượng quyền thương mại và li xăng mặc dù có bản chất hoàn toàn khác biệt nhưng lại dễ gây nhầm lẫn với nhau. Để dễ dàng phân biệt hai hình thức này, xin mời bạn đọc cùng Nacilaw tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

 

 

Tiêu chí

Nhượng quyền thương mại

Li-xăng

Khái niệm Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (li -xăng) là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Đối tượng Quyền thương mại: Các thức tổ chức kinh doanh gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo. Quyền sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh.
Chủ thể Thương nhân. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Điều kiện Hệ thống kinh doanh dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm. Chủ thể chuyển quyền phải là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sở hữu công nghiệp là đối tượng li-xăng.
Hợp đồng Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Các loại hợp đồng -      Hợp đồng nhượng quyền thương mại sơ cấp: hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.

 

-      Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: hợp đồng giữa bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.

-      Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

 

-      Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

 

-      Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

 

Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

 

Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

 

Theo Hiệp định CPTPP thì: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên và có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 không phụ thuộc vào việc đăng ký tại Cục SHTT”.

 

Thủ tục đăng ký Trước khi nhượng quyền thương mại:

 

-       Bên dự kiến nhượng quyền (nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam) phải đăng ký với Bộ Công Thương;

 

-       Bên dự kiến nhượng quyền (nhượng quyền trong nước, nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài) phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công thương.

Hợp đồng li-xăng duodjc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hạn chế -       Không có hạn chế đối với bên nhượng quyền.

 

-       Bên nhận quyền chỉ có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

-       Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

 

-       Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

 

-       Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

 

-       Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật SHTT.

 

Quyền kiểm soát và hỗ trợ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Việc kiểm soát/hỗ trợ diễn ra liên tục.

Bên chuyển quyền không có quyền kiểm soát/hỗ trợ hoặc chỉ có quyền kiểm soát/hỗ trợ theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp cần thiết và trong phạm vi hẹp.

 

Li-xăng và nhượng quyền thương mại đều có những đặc trưng riêng biệt, tùy từng thỏa thuận của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc phân biệt hai hoạt động này là rất cần thiết để lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thương mại 2005;
  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại;
  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Mẫn Hoa

(Legal Consultant)

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button