Nhãn hàng hoá (nhãn mác hàng hoá) là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Với chức năng cung cấp thông tin cơ bản, cần thiết về sản phầm, việc ghi nhãn hàng hoá là coi là một yêu cầu bắt buộc đối với các hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá nhập khẩu, ngoại trừ các hàng hoá sau:
- Bất động sản;
- Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;
- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
- Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
- Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
- Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
- Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, xi măng rời không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
- Hàng hóa đã qua sử dụng:
- Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.
Nhãn hàng hoá được chia thành hai loại:
- Nhãn gốc: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
- Nhãn phụ: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Nhãn hàng hoá phải được thể hiện một cách trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Nhãn hàng hoá được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng và đánh ứng các yêu cầu về kích thước nhãn hàng hoá; kích thước, màu sắc của chữ, số, hình ảnh trên nhãn hàng hoá đó.
Các nội dung bắt buộc có trong nhãn hàng hoá bao gồm:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa cụ thể như: Định lượng hàng hóa; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa; Thành phần, thành phần định lượng; Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo,…
Ngoài các nội dung trên, nhãn hàng hoá có thể thể hiện các nội dung về mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Việc thể hiện các nội dung này không được trái với pháp luật, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
Trên thực tế hiện tượng vi phạm quy định ghi nhãn hàng hoá dẫn đến những gian lẫn trong thương mại diễn ra tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Vì vậy, hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh, chính mỗi người tiêu dùng cần nắm rõ các quy định về ghi nhãn mác hàng hoá, từ đó có thể nhận biết, lựa chọn được những sản phẩm phù hợp và chất lượng.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.