Vấn đề: Bị đơn không đồng ý với yêu cầu rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hướng giải quyết của Tòa và những vấn đề liên quan?
Trao đổi:
Nguyên tắc chung trong của pháp luật trong lĩnh vực dân sự trong vấn đề này:
+ Quyền thương lượng, thỏa thuận được coi là quan trọng nhất nếu không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
+ Quyền của bên được pháp luật thừa nhận thì có quyền định đoạt bao gồm thay đổi, chấm dứt quyền đó nhưng không được làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên còn lại và những bên liên quan;
( Điều 5 BLTTDS 2015 và nguyên tắc chung BLDS 2015)
Vậy, trong quá trình Tòa thụ lý vụ án thì nguyên đơn muốn rút đơn khởi kiện mà bị đơn không đồng ý thì yêu cầu của nguyên đơn có được Tòa án chấp nhận không? Câu trả lời là: không phải lúc nào Tòa án cũng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, trong một số trường hợp cụ thể nếu bị đơn không đồng ý thì Tòa án phải tiếp tục thụ lý giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. Cụ thể:
+ Giai đoạn trước hoặc trong phiên tòa phúc thẩm: đây là kế thừa của BLTTDS 2004
– Nếu bị đơn đồng ý thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ công nhận “sự thỏa thuận” giữa 02 bên, hủy bản án sơ thẩm, án phí sơ thẩm giữ nguyên, án phí phúc thẩm chia đều cho 02 bên;
– Nếu bị đơn không đồng ý: Tòa án phải tiếp tục xét xử theo thủ tục chung.
Yếu tố cần trong trường hợp này là phải có kháng cáo của các bên hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát sau khi có Bản án sơ thẩm. Trong trường hợp nếu sau khi có Bản án mà có kháng cáo, kháng nghị rồi nguyên đơn rút rút đơn khởi kiện khi hồ sơ vẫn ở Tòa án cấp sơ thẩm, bị đơn đồng ý với yêu cầu rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phải gửi hồ sơ lên Tòa án cấp phúc thẩm để công nhận sự thỏa thuân này ( Điều 299 BLTTDS 2015 + Nghị quyết 06/2012 của HĐTP)
+ Giai đoạn xét xử sơ thẩm sau khi giám đốc thẩm, tái thẩm: đây là điểm mới của BLTTDS 2015 nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bị đơn bị “xâm hại” do Bản án sơ thẩm, phúc thẩm. Theo quy định thì Bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực ngay và Cơ quan thi hành án dân sự cũng đã ra quyết định thi hành án và các biện pháp thi hành án theo Bản phúc thẩm. Lúc này khi Bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy thì quyền của bị đơn đã bị ảnh hưởng, chưa rõ tài sản tranh chấp thuộc về bên nào nhưng nguyên đơn đã có được tài sản theo yêu cầu của mình. Theo quy định của BLTTDS 2004 thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp này trong khi tài sản tranh chấp chưa được giải quyết rõ ràng, Cơ quan thi hành án mang nặng trách nhiệm, nhiều thủ tục, vụ án khác…phát sinh từ vụ án này nên cần phải có ý kiến của bị đơn theo quy định của BLTTDS 2015 là hợp lý ( Điều 217 BLTTDS 2015);
TK: Việc coi trọng ý kiến của nguyên đơn nhằm đảm bảo đảm bảo quyền, lợi ích hợp và tránh gây tốn kém công sức, thời gian, chi phí tố tụng cho các bên. Hơn nữa là trên cơ sở nhất quán của pháp luật dân sự: tôn trọng sự thỏa thuận./.
St: Quang Dương
Naci Law với đội ngũ Luật sư giỏi, nhiệt huyết và có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ cử luật sư tham gia tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng cũng như đưa ra các giải pháp pháp lý để dự phòng rủi ro.
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư:
Điện thoại 09789 38 505
Email: info@nacilaw.com – congtyluat.vn – nacilaw.com
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.