Hiện nay, các cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua hai phương thức chủ yếu là thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vậy hai phương thức này có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Nacilaw tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Điểm giống nhau cơ bản mà chúng ta có thể thấy là cả hai phương thức đều có thể hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để sinh lời.
Điểm khác nhau cơ bản được thể thiện qua bản so sánh dưới đây:
STT | Tiêu chí | Chi nhánh của thương nhân nước ngoài | Công ty có vốn đầu tư nước ngoài |
1. | Chức năng | Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ đăng ký | Là đơn vị độc lập, hoạt động kinh doanh độc lập theo ngành nghề kinh doanh đăng ký |
2. | Chủ thể đăng ký | Là tổ chức nước ngoài (thương nhân) | Là cá nhân, tổ chức nước ngoài và trong nước nếu có (nhà đầu tư) |
3. | Phạm vi hoạt động | Trong 7 ngành/phân ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam | Trong các ngành/phân ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường, các ngành nghề không thuộc Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam |
4. | Bộ máy hoạt động | Do thương nhân nước ngoài quyết định | Tự quyết định |
5. | Vốn | Không quy định | Phù hợp với kế hoạch kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và quy định thu hút đầu tư riêng của một số địa phương |
6. | Điều kiện đặc biệt | Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký | Không quy định thời gian hoạt động đối với nhà đầu tư là tổ chức |
7. | Thời hạn hoạt động theo giấy phép | Tối đa 05 năm và được quyền gia hạn | Lên tới 70 năm và được quyền gia hạn. |
8. | Cơ quan đăng ký thành lập | Bộ Công thương hoặc Bộ chuyên ngành trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành | Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc/và Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh/thành phố tùy địa điểm hoạt động
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong trường hợp chấp thuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ |
Trên đây là một số nội dung cơ bản của hai phương thức để cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Để được tư vấn rõ hơn về từng phương thức, cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Nacilaw.