Về nguyên tắc khi các tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai thác, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp nhất định thì các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, điều kiện để sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép và trả tiền nhuận bút thù lao:
Thứ nhất, tác phẩm khi sử dụng phải là tác phẩm đã được công bố một cách hợp pháp.
Thứ hai, mục đích sử dụng tác phẩm: Tác phẩm phải được sử dụng với mục đích phi thương mại như nghiên cứu khoa học, viết các bài viết bình luận hay đăng tải dưới dạng tin tức;
Thứ ba, việc sử dụng tác phẩm không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không phương hại đến các quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Nhiều trường hợp trích dẫn tác phẩm cho bài nghiên cứu nhưng trích dẫn không đầy đủ nội dung dẫn đến việc hiểu sai dụng ý của tác giả. Đây cũng là một hình thức xâm hại đến quyền tác giả;
Thứ tư, khi sử dụng phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm, thông tin về tác giả. Việc này nhằm đảm bảo quyền nhân thân tuyệt đối của tác giả;
Thứ năm, Việc sử dụng bị giới hạn trong một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật SHTT:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Và khoản 1 Điều 32 Luật SHTT:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
- Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
- Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
Trong trường hợp đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì các cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm mà không phải xin phép hay trả tiền nhuận bút thù lao.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.