Tin tức

Image 2023 08 08 171324751

SỮA CHUA TRÂN CHÂU HẠ LONG VÀ CÂU CHUYỆN BẢO VỆ NHÃN HIỆU

Sữa chua trân châu Hạ Long là nhãn hiệu sữa chua không chỉ nổi tiếng tại Hạ Long, Hà Nội mà còn trên khắp phạm vi cả nước. Đây cũng là logo được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này.

Theo ghi nhận tại nguồn cơ sở dữ liệu Wipopublish của Cục Sở hữu trí tuệ, có 3 đơn đăng ký nhãn hiệu cùng chứa thành phần “Sữa chua trân châu Hạ Long” yêu cầu bảo hộ cho các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến sản phẩm sữa chua (thuộc nhóm 29, 35, 43).

image_2023-08-08_171324751
Nguồn: Wipopublish.ipvietnam

Trong đó có 2 đơn đăng ký đã được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có 1 đơn thuộc sở hữu của ông Phạm Mạnh Hà được nộp vào tháng 09/2019 và cấp văn bằng vào 07/2020, đây chính là thương hiệu Sữa chua trân châu có số lượng cửa hàng nhượng quyền nhiều nhất cả nước với hơn 250 cửa hàng và 1 đơn “Sữa chua Trân châu Hạ Long HLQN” thuộc sở hữu của Công ty TNHH thương mạu dịch vụ sự kiện và ẩm thực An Việt, và 1 đơn đăng ký đã bị từ chối.

Vậy tại sao nhãn hiệu “Sữa chua Trân châu Hạ Long” đầu tiên đã được cấp văn bằng bảo hộ vào 07/2020 mà đơn đăng ký nhãn hiệu thứ 2 vẫn được Cục Sở hữu trí tuệ thông qua và bảo hộ? Hãy cùng Nacilaw phân tích trường hợp này.

Mẫu nhãn hiệu “Sữa chua Trân châu Hạ Long” đầu tiên đang được bảo hộ gồm phần hình và phần chữ. Tổng thể nhãn hiệu là một hình tròn, trong đó phần hình là hình một con thuyền màu xanh; phần chữ là “SỮA CHUA TRÂN CHÂU HẠ LONG” được viết in hoa theo dọc đường cong của hình tròn. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “Sữa chua trân châu Hạ Long”.

image_2023-08-08_170937189
Nguồn: Wipopublish.ipvietnam

Vậy bảo hộ tổng thể là gì? Tại sao lại không được bảo hộ độc quyền phần chữ này? Phần chữ “Sữa chua trân châu” là thành phần mô tả tên gọi của sản phẩm; “Hạ Long” là thành phần tên địa danh. Những thành phần đều không được bảo hộ độc quyền. Do đó ai cũng có thể sử dụng cụm từ “Sữa chua trân châu Hạ Long”, và việc sử dụng không được coi là xâm phạm đến nhãn hiệu “Sữa chua Trân châu Hạ Long” đã đăng ký. Đó chính là lý do trên khắp cả nước đều có thương hiệu “Sữa chua Trân châu Hạ Long” hoặc nhãn hiệu tương tự mà chủ sở hữu không thể xử lý xâm phạm. Chỉ khi chưa được sự cho phép, tự ý sử dụng nhãn hiệu trùng lặp/tương tự gây nhầm lẫn từ phần hình đến phần chữ hoặc chỉ phần hình mới được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu, ông Phạm Mạnh Hà hoàn toàn có quyền ngăn cấm bất kỳ ai sử dụng nhãn hiệu “Sữa chua Trân châu Hạ Long” đã được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam thông qua các biện pháp dân sự.

Thông qua bài viết trên, Nacilaw muốn nhấn mạnh tính cấp thiết, tầm quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu tới bạn đọc và đặc biệt những ai đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng nhãn hiệu chứa thành phần tương tự với nhãn hiệu “Sữa chua trân châu Hạ Long” đang được bảo hộ. Hơn nữa, thông qua nguồn cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, các kênh truyền thông, mạng xã hội hoặc đời sống hàng ngày, các chủ nhãn hiệu cần thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý xâm phạm kịp thời, bảo vệ nhãn hiệu của mình trước những hành vi xâm phạm.

 

PHAM THI THUY LINH

Legal consultant

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button