Vấn đề: Bộ luật dân sự 2015 quy định thế nào về tài sản bị xâm phạm?
Trao đổi:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại điều 589 Bộ luật dân sự. Khi tài sản bị xâm hại thì có thể xác định được thiệt hại qua thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp.
+ Thiệt hại như bị mất, bị hủy hay hư hỏng là những thiệt hại đến tài sản một cách trực tiếp và chúng ta có thể “đo” được mức độ thiệt hại như: mất, hỏng toàn bộ, hỏng một phần và việc bồi thường thiệt hại được xác định cụ thể trên thiệt hại: chi phí đền toàn bộ, sửa chữa…
+ Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại gắn liền với việc sử dụng, khai thác bị mất, bị giảm sút, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Đây là những loại thiệt hại dựa vào nhiều yếu tố để xác định.
Ví dụ 1: A điều khiển xe đi quá tốc độ đâm vào xe B, lúc này ngoài việc A phải bồi thường số tiền để B sửa chữa xe thì A còn phải bồi thường thêm một khoản tiền do trong thời gian B sửa xe chiếc xe không thể đưa vào khai thác, sử dụng được dẫn tới thiệt hại cho B. Đây được coi như thiệt hại gián tiếp dẫn tới việc khai thác, sử dụng của tài sản.
Ví dụ 2: Trong các vụ án xâm phạm sở hữu trí tuệ, việc xâm phạm đã gây ra những tổn thất trực tiếp về vật chất cho chủ sở hữu. Lúc này phát sinh những chi phí để chủ sở hữu ngăn chặn, hạn chế, khắc phục những thiệt hại gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm. Đây được coi là thiệt hại của chủ thể quyền sở hữu khi sử dụng những chi phí này để ngăn chặn, hạn chế việc bị xâm phạm.
Việc BLDS 2015 thêm khoản 4. Đ589 “Thiệt hại khác do pháp luật quy định” để toàn diện hơn cũng như dự báo những thiệt hại do tài sản bị xâm phạm do những dạng thiệt hại nêu ở trên được liệt kê và Pháp luật thì không thể “dự đoán” được hết những tình huống có thể xảy ra trong đời sống được nên nếu có bất cứ thiệt hại nào về tài sản bị xâm phạm được pháp luật quy định chủ thể tài sản bị xâm phạm đều có thể yêu cầu bồi thường.
St: Quang Dương
Naci Law với đội ngũ Luật sư giỏi, nhiệt huyết và có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ cử luật sư tham gia tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng cũng như đưa ra các giải pháp pháp lý để dự phòng rủi ro.
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư:
Điện thoại 0978 938 505
Email: info@nacilaw.com – congtyluat.vn – nacilaw.com
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.