1. Vì sao cần đăng ký bản quyền tác giả?
Đối với mỗi tác giả, tác phẩm là một đứa con tinh thần chứa đựng nhiều tâm huyết, thời gian và công sức. Vì vậy mà các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả luôn mong muốn tác phẩm của mình được xã hội tôn trọng và không bị bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác xâm phạm. Đăng ký bản quyền tác giả là một hành động cần thiết nhằm bảo hộ cho tác phẩm, đảm bảo công bằng về giá trị của tác phẩm trên thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả chống lại các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra ngày một phổ biến như: sao chép, ăn trộm, sử dụng mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,..
Ngoài ra, một ý nghĩa rất thiết thực khác được pháp luật quy định, đó là: Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền tác giả là căn cứ quan trọng bảo đảm an toàn cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Căn cứ pháp lý:
(i) Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022
(ii) Các thông tư, nghị định liên quan
III. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
n) Tác phẩm phái sinh.
1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả.
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả
– Tờ khai thực hiện theo mẫu hiện hành của năm 2023 do pháp luật quy định, phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, thời gian hoàn thành; loại hình tác phẩm; nội dung;….
b) 02 bản sao tác phẩm
c) Giấy ủy quyền
d) Tài liệu về thông tin cá nhân của tác giả: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu,..
e) Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền tác giả: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
d) Giấy cam đoan sáng tạo tác phẩm của tác giả
f) Tuyên bố giữa chủ sở hữu và tác giả
g) Các giấy tờ, văn bản khác để hoàn thiện hồ sơ.
* Lưu ý: Tùy thuộc vào loại hình tác phẩm, đặc điểm, tính chất nội dung đăng ký mà hồ sơ, tài liệu yêu cầu có thể có sự khác nhau. Mọi yêu cầu cần thiết đối với hồ sơ, tài liệu luôn được NACILAW thông báo tới Quý Khách hàng kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ nhất nhằm hoàn thiện hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam hoặc ủy quyền cho NACILAW là đại diện quyền tác giả tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam.
Bước 3. Đóng lệ phí và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
– Theo quy định mới nhất, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
2. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của NACILAW:
Trong nhiều năm qua, NACILAW là đơn vị đại diện quyền tác giả đã song hành cùng nhiều Quý Khách hàng trong quá trình xác lập và bảo hộ quyền tác giả. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn sở hữu trí tuệ có hiểu biết sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, NACILAW tự tin đồng hành cùng Quý Khách hàng doanh nghiệp và cá nhân thực hiện sứ mệnh bảo vệ quyền tác giả tại thị trường trong và ngoài nước.
DAO HUONG THAO