Khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sắp hết hạn, việc thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng thời gian và theo đúng quy định pháp luật là vô cùng quan trọng để duy trì quyền sở hữu và bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Mời Quý doanh nghiệp, cá nhân cùng tìm hiểu ngày về chi tiết cách gia hạn văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trong bài chia sẻ của NaciLaw.
1. Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là quy trình pháp lý được thực hiện để kéo dài thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi sắp hết hạn. Đây là biện pháp bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp và duy trì độc quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 và Điều 94 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 (Luật số 07/2022/QH15), Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm, với điều kiện chủ văn bằng bảo hộ phải nộp đầy đủ phí/lệ phí gia hạn theo quy định pháp luật.
Việc duy trì hiệu lực nhãn hiệu giúp doanh nghiệp:
- Bảo vệ quyền sở hữu: Duy trì quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong thời gian dài.
- Tránh rủi ro pháp lý: Ngăn chặn việc người khác đăng ký trùng hoặc tương tự nhãn hiệu khi hết hạn bảo hộ.
- Giá trị thương mại: Bảo vệ tài sản vô hình và giá trị thương hiệu đã xây dựng.
- Lợi thế cạnh tranh: Duy trì vị thế trên thị trường và tránh tranh chấp về nhãn hiệu
2. Khi nào cần thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
2.1. Thời hạn bảo hộ và thời điểm nộp hồ sơ gia hạn
Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực.
- Thời hạn hiệu lực: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký
- Thời hạn gia hạn: Mỗi lần gia hạn kéo dài thêm 10 năm
- Số lần gia hạn: Không giới hạn số lần gia hạn, có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu gia hạn đúng quy định

2.2. Xử lý trường hợp nộp hồ sơ gia hạn muộn
Về cơ bản, hồ sơ yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn hơn so với thời hạn quy định, tuy nhiên không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực. Nếu chủ sở hữu không thực hiện thủ tục gia hạn đúng hạn, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng như:
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực
- Mất quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu
- Các cá nhân, tổ chức khác có thể đăng ký sở hữu nhãn hiệu đã hết hạn bảo hộ.
Việc này cũng góp phần dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Để thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
Thành phần hồ sơ bắt buộc
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực: Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực làm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục 2 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Chỉ cần nộp nếu văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ.
- Văn bản ủy quyền: Trường hợp yêu cầu gia hạn thông qua đại diện (luật sư, công ty luật).
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí: Nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Tất cả giấy tờ phải được làm rõ ràng, không có sửa chữa tẩy xóa.
- Thông tin trong hồ sơ phải chính xác, đầy đủ và phù hợp với văn bằng bảo hộ gốc.
- Nếu có thay đổi thông tin chủ sở hữu, cần hoàn thành thủ tục chuyển nhượng hoặc sửa đổi trước khi gia hạn.

4. Quy trình thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
4.1. Các bước thực hiện thủ tục gia hạn
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Chủ sở hữu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định ở mục 3 và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại trụ sở, qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Thẩm định và xử lý hồ sơ
Luật sở hữu trí tuệ quy định, 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ yêu cầu gia hạn. Tuy nhiên, trên thực tế cục sẽ tiến hành xử lý hồ sơ đăng ký xử lý thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dao động từ 10 - 12 tháng, tùy thuộc vào tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi hoàn tất quá trình xử lý và thẩm định hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả. với trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu) và đăng bạ, công bố quyết định gia hạn hiệu lực trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày.
Với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn với lý do cụ thể, ấn định thời hạn 02 tháng để chủ sở hữu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu doanh nghiệp không sửa chữa kịp thời hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Cục sẽ ra quyết định từ chối gia hạn
4.2. Nơi nộp hồ sơ và hình thức nộp
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ và văn phòng đại diện
- Trụ sở chính – Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 7, đường số 1, khu Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Nộp hồ sơ trực tuyến
Nếu người nộp đã có chữ ký số và tài khoản hợp lệ, bạn có thể thực hiện thủ tục online qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ: https://dvctt.noip.gov.vn. Việc nộp đơn trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ dàng theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ ngay trên hệ thống.
Nộp qua bưu điện
Ngoài các phương thức trên, cá nhân, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ với đầy đủ tem, phí gửi theo quy định.
5. Lệ phí và chi phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Theo Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Biểu mức phí/lệ phí sở hữu công nghiệp (Thông tư 263/2016/TT-BTC, Thông tư 63/2023/TT-BTC):
Khi thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu phải nộp các khoản phí/lệ phí sau:
- Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 100.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ (cho 10 năm).
- Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng/đơn.
- Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ (cho 10 năm).
- Phí công bố Quyết định gia hạn: 120.000 đồng/đơn.
- Phí đăng bạ Quyết định gia hạn: 120.000 đồng/đơn.
- Nếu nộp hồ sơ gia hạn muộn (trong vòng 6 tháng sau khi hết hạn), phải nộp thêm phí gia hạn muộn bằng 10% tổng lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Tổng chi phí thực tế phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ và có thể phát sinh thêm phí dịch vụ đại diện nếu sử dụng tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
*Lưu ý: Các mức phí/lệ phí có thể thay đổi theo quy định mới của Nhà nước tại thời điểm nộp hồ sơ. Chủ sở hữu nên kiểm tra cập nhật trước khi thực hiện thủ tục gia hạn.
Về phương thức thanh toán, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại quầy thu phí của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Chuyển khoản vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Thanh toán qua dịch vụ bưu điện.
- Thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công.
Trong trường hợp nộp hồ sơ muộn, chủ sở hữu phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn, nhưng không được nộp muộn quá 6 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.
6. Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục gia hạn
Về quyền sử dụng nhãn hiệu
Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không liên tục sử dụng nhãn hiệu trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một bên thứ ba thông qua thủ tục khởi kiện.
Về thời hạn đăng ký lại
Theo Khoản 4 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, sau khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sở hữu cũ có thể đăng ký lại nhãn hiệu bất cứ lúc nào. Trong vòng 5 năm kể từ ngày văn bằng bị chấm dứt hiệu lực do không sử dụng. Nếu bên thứ ba nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự, đơn này sẽ bị từ chối, trừ trường hợp chủ sở hữu cũ là người nộp đơn
Về cập nhật thông tin
Trước khi thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu cần đảm bảo:
- Thông tin chủ sở hữu trong hồ sơ phải chính xác và cập nhật.
- Nếu có thay đổi địa chỉ, tên pháp nhân, cần hoàn thành thủ tục sửa đổi trước.
- Các vấn đề về chuyển nhượng, thừa kế phải được giải quyết trước khi gia hạn.
Các lỗi thường gặp cần tránh
- Nộp hồ sơ trễ hạn hoặc thiếu giấy tờ
- Thông tin không chính xác hoặc không phù hợp với văn bằng gốc
- Không nộp đủ phí, lệ phí theo quy định
- Ủy quyền không hợp lệ khi sử dụng dịch vụ đại diện
7. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại NACILAW
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, NaciLaw tự hào cung cấp dịch vụ hỗ trợ gia hạn nhãn hiệu chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về tình trạng hiệu lực văn bằng, lộ trình gia hạn phù hợp, đồng thời được hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đúng quy định, tránh sai sót không đáng có.
NaciLaw sẽ đại diện nộp hồ sơ và theo dõi toàn bộ quy trình, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp. Khi có kết quả, đội ngũ chuyên viên sẽ thông báo kịp thời và hướng dẫn các bước tiếp theo nếu cần thiết. Với đội ngũ luật sư am hiểu sâu về sở hữu trí tuệ, quy trình làm việc minh bạch, bảo mật tuyệt đối và sẵn sàng hỗ trợ 24/7, NaciLaw là lựa chọn đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp trong việc bảo vệ và duy trì giá trị thương hiệu lâu dài.

Lợi ích khi chọn NaciLaw:
- Tư vấn miễn phí: Đánh giá hiệu lực văn bằng, xác định thời điểm và phương án gia hạn tối ưu.
- Soạn hồ sơ chính xác: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đúng quy định pháp luật.
- Đại diện nộp và theo dõi: Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro.
- Thông báo và bàn giao kết quả nhanh chóng.
Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một trong những thủ tục quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng thời hạn và theo đúng quy định pháp luật không chỉ giúp duy trì quyền sở hữu hợp pháp mà còn bảo vệ giá trị thương hiệu đã được xây dựng qua nhiều năm. Nếu cần hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyên nghiệp và hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ với NaciLaw để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ NACILAW: