Tin tức

Anh Khong Uy Quyen

Thực hiện công việc không có uỷ quyền

Vấn đề: Người thực hiện công việc không có ủy quyền có được trả thù lao không và những vấn đề liên quan.

Trao đổi:

  1. Về khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền được BLDS 2015 quy định tại Điều 574. Để xác định một việc có phải là được thực hiện công việc không có ủy quyền hay không thì phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố sau:

+ Người thực hiện công việc phải hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện công việc: nghĩa là họ không bắt buộc phải thực hiện công việc, đây không phải là nghĩa vụ phải thực hiện vì giữa người có công việc và người thực hiện công việc không có bất cứ thỏa thuận nào;

+ Việc thực hiện công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc: người thực hiện công việc không nhằm đạt được lợi ích hoặc trục lợi khi thực hiện công việc, không mang tính chất chuyên nghiệp như được thực hiện nhiều lần, tại một nơi cố định.

+ Người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối: việc thực hiện các công việc không có ủy quyền chính là để giúp những người có công việc tránh những thiệt hại không đáng có nhưng vẫn phải tôn trọng ý chí của người có công việc.

+ Việc thực hiện công việc là cần thiết, tránh gây thiệt hại cho người có công việc. Điều này giúp người có công việc tránh bị lợi dụng khi những người thực hiện công việc đòi thù lao cho những việc mà người có công việc cảm thấy không cần thiết và họ cũng không có nhu cầu muốn người khác làm cho mình. Vì vậy, để có thù lao thì người thực hiện công việc cần phải chứng minh được tính cấp thiết của công việc.

  1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền thì có được trả thù lao và chi phí thực hiện công việc không?
  • Câu trả lời là: CÓ. Người thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ được trả chi phí thực hiện công việc và thù lao ( Điều 576 BLDS 2015). Theo quy định tại K3. Điều 275 BLDS 2015 thì việc thực hiện công việc không có ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ dân sự nên khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc thì người có công việc phải nhận bàn giao công việc ( nghĩa vụ của người có công việc) do người thực hiện công việc đã thực hiện các nghĩa vụ của mình: làm việc phù hợp với khả năng, thông báo tiến độ công việc…
  • Nghĩa vụ tiếp theo của người có công việc là phải thanh toán chi phí thực hiện công việc vì đây là những chi phí hợp lý, cần thiết mà người thực hiện công việc phải bỏ ra để thực hiện công việc phục vụ lợi ích, nhằm ngăn chặn thiệt hại cho người có công việc. Người thực hiện công việc chứng minh cho người có công việc thấy nếu không bỏ ra những chi phí này thì việc thực hiện công việc sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng tới lợi ích của người có công việc;
  • Nghĩa vụ trả thù lao: ngoài chi phí thì người thực hiện công việc còn bỏ thời gian, công sức để thực hiện công việc. Tuy nhiên nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi: công việc được thực hiện một cách chu đáo ( tự nguyện, tận tâm), việc thực hiện công việc không những ngăn chặn được thiệt hại mà còn đem lại lợi ích cho người có công việc (hiệu quả công việc) và người thực hiện công việc đồng ý nhận thù lao ( người thực hiện công việc có thể từ chối nhận thù lao).
  1. Tuy nhiên, ngoài việc được thực hiện công việc mà không cần ủy quyền, có quyền nhận chi phí và thù lao nhưng người thực hiện công việc cũng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi xảy ra thiệt hại cho người có công việc, việc phải bồi thường toàn bộ hay một phần là phụ thuộc vào lỗi cố ý hay vô ý gây ra thiệt hại của người thực hiện công việc. Khi người có công việc yêu cầu hoặc tiếp nhận công việc thì người thực hiện công việc phải chấm dứt công việc ( Đ587 BLDS 2015).
  • Việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải do tự nguyện, phù hợp với khả năng, vì lợi ích và phụ thuộc vào ý chí của người có công việc.

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button