Tranh chấp về quyền sử dụng đất là một lĩnh vực đặc thù bởi đất đai là bất động sản, các tranh chấp phát sinh liên quan đến loại tài sản này là tranh chấp về quyền sử dụng chúng chứ không phải tranh chấp về quyền sở hữu như các tài sản khác, do đó quy trình giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất có những sự đặc thù nhất định.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 Nhà nước không bắt buộc nhưng khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đấtthông qua hòa giải ở cơ sở.Trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây là bước bắt buộc phải thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khác biệt so với các tranh chấp khác (Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản không bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã khôngthành thì có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân (Chủ tịch Ủy ban nhân dân) cấp huyện nơi có đất.
Lưu ý: Các bên tranh chấp chỉ được lựa chọn một trong hai cơ quan trên để yêu cầu giải quyết chứ không thể gửi đơn đồng thời đến cả hai cơ quan.
Như vậy, có thể thấy rằng giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất bắt buộc phải thông qua bước hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất sau đó nếu không đồng ý với kết quả hòa giải hoặc hòa giải không thành thì có thể khởi kiện đến Tòa án (Nếu không thực hiện bước này Tòa án có thể sẽ không thụ lý hồ sơ và yêu cầu về địa phương hòa giải, trường hợp đã thụ lý thì vụ án cũng sẽ bị đình chỉ giải quyết) hoặc gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân (Chủ tịch Ủy ban nhân dân) cấp huyện nơi có đất giải quyết.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.