Tin tức

Tu Van Dat Dai

Tư vấn thủ tục đất đai

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CẤP/ CẤP ĐỔI/ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Hồ sơ bao gồm những loại tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người xin cấp, Bản sao Sổ hộ khẩu (nếu xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình);
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất như:
  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ như: Sổ mục kê đất, sổ kiến điền; Các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý.

Ngoài những giấy tờ nêu trên, nếu trong quá trình sử dụng người sử dụng có thực hiện các nghĩa vụ về đất thì nộp các giấy tờ đó kèm hồ sơ (thông báo nộp thuế, biên lai thu thuế,…).

2. Thời gian cấp, cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ là bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Nghị định 43/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đất đai và được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2017/ NĐ-CP, theo đó tùy từng trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận mà thời gian thực hiện sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Thời gian không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Thời gian không quá 15 ngày đối với các trường hợp sau:

+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng;

+ Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất;

+ Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý;

  • Không quá 07 ngày khi làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày);
  • Không quá 10 ngày đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất.
  • Lưu ý: Các thời hạn thực hiện thủ tục trên được bắt đầu tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và tính theo ngày làm việc.

 

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SANG TÊN SỔ ĐỎ KHI CHUYỂN NHƯỢNG, TẶNG CHO

1. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho

Căn cứ theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Bên bán, bên tặng cho Bên mua, bên nhận tặng cho
- Giấy chứng nhận (Sổ đỏ).

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).

- Sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (đăng ký kết hôn).

Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (đăng ký kết hôn).

- Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua chuẩn bị theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có thể do các bên thỏa thuận vì theo quy định: Bên nào có yêu cầu công chứng thì bên đó phải nộp phí công chứng (trừ các bên có thỏa thuận khác).

- Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, các bên thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo.

* Công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng

* Phí công chứng

2. Kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính

Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cũng phải nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí (theo tiết a.1 điểm a khoản 3 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC và khoản 1 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP).

* Người có nghĩa vụ khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (các bên có thể thỏa thuận về việc này).

Khoản tiền phải nộp Người khai, nộp khi chuyển nhượng Người khai, nộp khi tặng cho Thời hạn kê khai
Thuế thu nhập cá nhân

( = Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng x Thuế suất 2%)

Người bán Người nhận tặng cho - Nếu hợp đồng không thỏa thuận người mua nộp thay người bán thì chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực phải nộp hồ sơ khai thuế.

- Nếu hợp đồng có thỏa thuận nộp thay thì hạn nộp hồ sơ khai thuế cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (thời điểm nộp hồ sơ sang tên).

Lệ phí trước bạ

(=Giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành x 0.5 %)

Người mua - Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (thời điểm nộp hồ sơ sang tên).
Phí thẩm định hồ sơ, phí công chứng, chứng thực… Người mua -
 

3. Nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (nộp hồ sơ sang tên)

  • Thành phần hồ sơ:

Trường hợp chuyển nhượng mà các bên có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí cùng với hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

+ Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có).

+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01

+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

- Nơi nộp hồ sơ:

+ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

+ Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

* Tiếp nhận, giải quyết:

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

- Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì nộp theo thông báo.

- Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Giấy chứng nhận.

* Thời gian giải quyết:

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời hạn thực hiện thủ tục sang tên như sau:

+ Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

+ Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

 

NHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:

  • Thứ nhất cần lưu ý về điều kiện chuyển nhượng

Điều kiện chuyển nhượng ở đây không chỉ bao gồm điều kiện đối với người bán (người chuyển nhượng) mà bao gồm cả điều kiện đối với người nhận chuyển nhượng và thửa đất chuyển nhượng.

Người chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp nhận thừa kế và trường hợp người nước ngoài được hưởng thừa kế). Điều kiên này đặt ra nhằm đảm bảo rằng người chuyển nhượng có đầy đủ các quyền về đất trong đó bao gồm quyền chuyển nhượng.

Người nhận chuyển nhượng phải là người không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng. Theo đó người nhận chuyển nhượng không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng; Nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

 Đất thực hiện chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và còn trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài ra người nhận chuyển nhượng cũng nên tìm hiểu về các cam kết và nghĩa vụ gắn với thửa đất muốn nhận chuyển nhượng.

  • Thứ hai cần lưu ý về các thông tin tài sản gắn liền với đất

Người nhận chuyển nhượng cần kiểm tra kỹ càng các tài sản gắn liên với đất để tránh bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

  • Thứ ba cần lưu ý về các thông tin quy hoạch đất

Nên tìm hiểu xem quy hoạch đất tại khu vực đó như thế nào? Có thuộc diện bị thu hồi hay không? Qua đó người nhận chuyển nhượng sẽ xác định được thửa đất có phù hợp với mục đích nhận chuyển nhượng hay không và hạn chế được rủi ro bị thu hồi đất.

  • Thứ tư lưu ý về thông tin trên Giấy chứng nhận so với thực tế thửa đất

Người nhận chuyển nhượng nên đi kiểm tra đối chiếu các thông tin trên Giấy chứng nhận so với thực địa về vị trí, diện tích, chiều dài rộng của thửa đất, ranh giới thửa đất,..Điều này nhằm xác minh thửa đất nhận chuyển nhượng có thông tin trong Giấy chứng nhận có đúng với thực tế không? bên cạnh đó người nhận chuyển nhượng sau khi kiểm tra thửa đất trên thực tế cũng sẽ biết được thửa đất có vị trí địa lí như thế nào? phù hợp với mục đích sử dụng của mình hay không? Để từ đó đưa ra quyết định nhận hay không nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đó.

LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐẤT ĐAI TẠI BẮC GIANG, BẮC NINH, LẠNG SƠN

Hotline: 0819181116

Chat Zalo: 0819181116 

Chat Messenger: Naci Law Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tư vấn tranh chấp đất đai

    Liên hệ

    Khách hàng vui lòng để lại thông tin của mình để đội ngũ tư vấn của
    công ty có thể liên hệ và tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.

    LỢI ÍCH KHI BẠN SỬ DỤNG TƯ VẤN TẠI LUẬT NACI

    • Do công ty chúng tôi là công ty chuyên về giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai nên chúng tôi lường trước được các rủi ro về mặt pháp lý đối với việc sang tên Giấy CNQSDĐ (mua bán, tặng cho, cầm cố…)
    • Chúng tôi luôn tư vấn miễn phí các dịch vụ liên quan
    • Đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm và đội ngũ trợ lý Luật sư nhanh nhẹn sẽ làm hài lòng Quý khách hàng, nhất là thời gian giải quyết luôn được rút ngắn.
    • Có quan hệ mật thiết với các cơ quan liên quan nên việc cập nhật văn bản, thời gian, giấy tờ luôn được chủ động giúp tối ưu sự phức tạp về giấy tờ, thủ tục.
    • Chi phí chúng tôi đưa ra luôn là cố định và không phát sinh khi làm việc ( kể cả khi vụ việc bị kéo dài hơn thời gian dự kiến thì chi phí cũng không bị phát sinh).
    • Tận tâm, có trách nhiệm được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra liên quan đến đất đai đều là những giấy tờ gốc nên sự “Cẩn thận, nhận tận tay-giao tận nơi” được đảm bảo.
    Facebook messengerFacebook messenger
    Call Now Button