Tin tức

Bảo hộ phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính (chương trình máy tính) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Vì vậy, pháp luật bảo hộ cho sự sáng tạo mã code cũng như giao diện của chương trình máy tính.

Phần mềm máy tính (hay còn gọi là chương trình máy tính) là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả mà không phải là sáng chế theo quy định của Luật SHTT Việt Nam (điểm m khoản 1 Điều 14 Luật SHTT; khoản 2 Điều 59 Luật SHTT). Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có một số quốc gia áp dụng bảo hộ phần mềm máy tính dưới dạng sáng chế như Hoa Kỳ.

Sở dĩ pháp luật Việt Nam có chế định bảo hộ dưới đối tượng quyền tác giả là có nguyên nhân. Theo đó, khác với sáng chế bảo hộ về mặt ý tưởng, quyền tác giả bảo hộ khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức nhất định mà con người có thể thấy được, nhìn và cảm nhận được. Vì vậy, dễ ngăn chặn sự xâm phạm hơn. Hơn thế nữa, việc bảo hộ dưới đối tượng quyền tác giả thì phần mềm sẽ được tự động bảo hộ sau khi được định hình trên tất cả các quốc gia là thành viên công ước Berne; trong khi đó, việc bảo hộ dưới đối tượng sáng chế phải tuân thủ quy trình đăng ký xét nghiệm dài và phức tạp, chỉ được bảo hộ tại quốc gia đăng ký.

Khác với các tác phẩm thông thường khác, hành vi “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” và “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu” không phải xin phép; không phải trả tiền nhuận bút, thù lao; tuy nhiên đối với phần mềm máy tính thì ngược lại, vẫn phải xin phép và trả thù lao cho tác giả và chủ sở hữu. Quy định này nhằm tránh việc sao chép để khai thác giá trị thương mại, bởi lẽ phần mềm máy tính là loại tác phẩm rất dễ bị sao chép và sao chép với số lượng lớn với chất lượng các bản sao chép y hệt nhau, gây thiệt hại lớn cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

Để tiến hành đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính, người nộp đơn cần cung cấp bộ hồ sơ sau:

  • Bộ mã code;
  • Bộ giao diện phần mềm;
  • Đĩa CD chạy phần mềm;
  • Thông tin về tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

 

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button