Hiện nay, luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định quyền tác giả được bảo hộ một cách đương nhiên mà không cần phải đăng ký và quyền này phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Mặc dù quyền tác giả được bảo hộ tự động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nhưng vẫn xuất hiện vô số các hành vi vi phạm khác nhau, cụ thể:
Các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ:
– Thực hiện hành vi chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do quyền tác giả là quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
– Thực hiện hành vi mạo danh tác giả. Do tác giả có quyền nhân thân là đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng là một trong các quyền nhân thân của quyền tác giả nên việc mạo danh tác giả là trái với quy định này.
– Không được phép của tác giả mà thực hiện việc công bố, phân phối tác phẩm;
– Thực hiện việc công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. Do đồng tác giả là hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm. Họ có quyền tác giả đối với tác phẩm như nhau, và có quyền riêng đối với phần mà học trực tiếp sáng tạo. Vì vậy khi công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả thì phải có sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả đó;
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao;
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Các hành vi xâm phạm các quyền liên quan được quy định cụ thể ở Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
– Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
– Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
– Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn;
– Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
– Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan;
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình;
– Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan;
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
– Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.