Nhãn hiệu còn gọi là thương hiệu hay logo là công cụ cho phép phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể sở hữu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu là dấu hiệu không thể thiếu của mọi sản phẩm trong mọi lĩnh vực, là công cụ hữu hiệu giúp quảng bá chính sản phẩm đó, giúp cho việc dễ dàng chiếm lĩnh thị trường, tạo nên sự tín nhiệm của khách hàng.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu luôn mong muốn nhãn hiệu của mình đáp ứng được các điều kiện nêu trên và được cấp VBBH nhãn hiệu đó. Vậy làm cách nào để đảm bảo khả năng bảo hộ của nhãn hiệu hay nói cách khác chính là hạn chế rủi ro trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Đề cập đến nội dung này, bài viết mong rằng cung cấp cho bạn đọc một số nội dung cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu.
Để kiểm tra nhãn hiệu có đảm bảo các điều kiện bảo hộ mà pháp luật quy định hay không, nhãn hiệu cần được tiến hành tra cứu, từ đó đánh giá khả năng đăng ký và có hướng đi phù hợp nhất.
Nguồn dữ liệu tra cứu bao gồm:
Thứ nhất, Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Thứ hai, Cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp toàn cầu WIPO IP Portal của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): https://www3.wipo.int/branddb/en/
Thứ ba, nguồn dữ liệu online của tổ chức ASEAN: http://www.asean-tmview.org/tmview/welcome.html
Ngoài các nguồn dữ liệu trên còn có một số nguồn dữ liệu tra cứu như: Công báo về sở hữu công nghiệp (được cập nhật hàng tháng); hệ thống IPAS của chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ,…
Các bước tiến hành tra cứu:
Bước 1: Nhập các lệnh tra cứu chính xác và tra cứu tương tự về tên nhãn hiệu, nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký, tên sản phẩm/ dịch vụ, phân loại hình,…
Bước 2: Tìm các nhãn hiệu đối chứng, so sánh và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu tra cứu và nhãn hiệu đối chứng vừa tìm được. Thực hiện đánh giá nhãn hiệu trên hai phương diện: Mặt nhãn hiệu và sản phẩm/ dịch vụ.
Bước 3: Đưa ra lựa chọn, khuyến nghị phù hợp với kết quả đánh giá trên.
Để thực hiện các bước tra cứu một cách chính xác còn đòi hỏi về tính chuyên môn cao. Trong trường hợp này, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tìm đến các Đại diện Sở hữu công nghiệp – tổ chức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động hành nghề Đại diện Sở hữu công nghiệp. Các tổ chức có chuyên viên đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đưa ra phương án tư vấn tốt nhất cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro về thời gian, công sức cũng như tiền bạc trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.