Tranh chấp về ranh giới thửa đất là một trong các vấn đề nhạy cảm và xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này chủ yếu do các chủ sử dụng không xác định được chính xác ranh giới thửa đất của mình dẫn tới cả hai bên đều cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm và không bên nào chịu nhượng bộ trước. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này một cách triệt để nhất?
Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, theo đó biện pháp đơn giản, nhanh gọn nhất là các bên tự thỏa thuận với nhau để xác định lại ranh giới thửa đất của mình.
Đây là biện pháp hữu hiệu và ít tốn kém thời gian, đồng thời giúp giữ được tình hàng xóm láng giềng, tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là không có chế tài ràng buộc các bên phải thực hiện cam kết, do đó kết quả thực hiện thỏa thuận phụ thuộc vào sự thiện chí hợp tác của các bên. Trường hợp một trong hai bên không thực hiện cam kết thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp giải quyết.
Một biện pháp khác cho các bên lựa chọn là nhờ đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngay từ đầu (cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất). Theo đó, khi các bên không muôn thỏa thuận hoặc không thể tự thỏa thuận được thì có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp này việc giải quyết vấn đề về ranh giới thửa đất sẽ thực hiện theo thủ tục tranh chấp đất đai thông thường (bao gồm hòa giải tại Ủy ban, nếu không thành thì yêu cầu Ủy ban huyện giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa). Ưu điểm của biện pháp này là đảm bảo việc sẽ xác định ranh giới thửa đất một cách chính xác nhất, đồng thời cũng sẽ đảm bảo thi hành Quyết định hoặc bản án về việc xác định ranh giới thửa đất. Tuy nhiên nếu lựa chọn biện pháp này các bên sẽ phải tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước.
Như vậy, khi có tranh chấp về ranh giới thửa đất xảy ra các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết là thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tùy theo mong muốn, thiện chí hợp tác mà các bên tranh chấp cần có sự cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, đảm bảo vấn đề được giải quyết một cách triệt để.
Thông thường đồi với những tranh chấp mới phát sinh hoặc giá trị thấp thì các bên có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận để linh hoạt hơn trong quá trình giải quyết, ngược lị đối với các tranh chấp lâu ngày hoặc giá trị tài sản lớn thì các bên nên nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ sau này.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: +84. 9789 38 505
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: +84. 977 305 787
Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang
Số điện thoại: +84. 8191 81 116
Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea
Số điện thoại: 0904 537 525
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.