Tin tức

Quad Naci

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Xuất phát từ định nghĩa trên, các dấu hiệu của nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với dấu hiệu của nhãn hiệu khác và là dấu hiệu không thông dụng sao cho có thể phân biệt sản phẩm của chủ thể này với sản phẩm của chủ thể khác.

Theo quy định tại Điều 74 Luật SHTT, một nhãn hiệu chứa các dấu hiệu có khả năng phân biệt với các dấu hiệu khác nếu:

  • Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ;
  • Không trùng hay “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với:
  • Một nhãn hiệu đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá 5 năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng;
  • Một nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hay một hình tượng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.

Khả năng “tương tự gây nhầm lẫn” được đánh giá trên các tiêu chí là phát âm, cấu tạo và ý nghĩa. Hai nhãn hiệu được coi là “tương tự gây nhầm lẫn” nếu thành phần của nhãn hiệu đó có các dấu hiệu sau:

  • Trùng dấu hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với những dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại (thí dụ nước tương Nam Ngư và nước mắm Nam Ngư).
  • Tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các dấu hiệu này được Nhà nước bảo hộ độc quyền và có sản phẩm, dịch vụ trùng nhau.

Ví dụ: Cùng cho dịch vụ giao đồ ăn nhưng hai nhãn tương tự nhau là Tomato và Zomato

Tương tự dấu hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các dấu hiệu này được Nhà nước bảo hộ và có sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau.Ví dụ: Nhãn AROMA đăng ký cho sản phẩm quần áo và nhãn AROMANIA đăng ký cho sản phẩm giầy.

Nhãn hiệu chứa các dấu hiệu không thông dụng nếu nó không phải là các danh từ chung, hình học đơn giản (hình tròn, trừ trường hợp đã được sử dụng rộng rãi), hình thức pháp lý của doanh nghiệp hay phương pháp đo lường sản phẩm. Nhãn hiệu đó cũng không được phép là tên sản phẩm hay tính chất sản phẩm. Ví dụ như “nước khoáng thiên nhiên” cho sản phẩm nước khoáng hoặc có những tính chất lừa đảo như “thần dược” với thuốc chữa bệnh. Các dấu hiệu này cũng không được phép là các dấu hiệu liên quan đến quốc gia như quốc kỳ, quốc huy, cờ, anh hùng dân tộc, .. của quốc gia.

Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu rất quan trọng nhất là trong khâu tra cứu trước khi hoàn thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu để nhãn hiệu có thể được bảo hộ trên thực tế.

NACI LAW,

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng  Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.

Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.  

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button